Ông Trump Cự Tuyệt Tái Gia Nhập Hiệp Định Paris

22 Tháng Mười Một 202010:45 CH(Xem: 2752)
Ông Trump Cự Tuyệt Tái Gia Nhập Hiệp Định Paris
Ông Trump Từ Chối Tái Gia Nhập Hiệp Định Paris

Tại thượng đỉnh G20 ngày 22/11/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chỉ trích Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cho rằng thỏa thuận gây hại cho nền kinh tế Mỹ chứ không phải để cứu hành tinh.

Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo G20: "Để bảo vệ người lao động Mỹ, tôi đã rút Mỹ khỏi hiệp định về biến khí hậu một chiều và thiếu công bằng Paris - một thỏa thuận vô cùng bất công với Mỹ. Hiệp định Paris không được thiết kế để bảo vệ môi trường mà để giết chết kinh tế Mỹ. Tôi không chấp nhận từ bỏ hàng triệu việc làm của người Mỹ và gửi hàng nghìn tỷ USD cho những kẻ gây ô nhiễm môi trường tồi tệ nhất thế giới. Đó là những gì sẽ xảy ra".

Tổng thống đắc cử Joe Biden - người được truyền thông Mỹ tuyên bố dành chiến thắng trong cuộc bầu cử 03/11/2020 - cam kết sẽ đưa Mỹ gia nhập lại hiệp định Paris vào ngày đầu tiên chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng.

Trong video quay tại Nhà Trắng để phát ở Hội nghị Thượng đỉnh G20, ông Trump cho biết Mỹ "đã giảm khí thải carbon nhiều hơn mọi quốc gia khác". Tuy nhiên, với nền kinh tế khổng lồ, Mỹ thải ra carbon dioxide gây hại cho môi trường nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, trừ Trung Quốc.

Một thước đo rõ ràng hơn về sự tiến bộ ở các quốc gia là xem xét phần trăm lượng khí thải mà nước đó đã cắt giảm. Kể từ năm 2005, Mỹ thậm chí còn không lọt vào top 10 về phần trăm giảm khí thải nhà kính.

Trong khi đó, tại phiên thảo luận về khí hậu của Thượng đỉnh G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia G20 tuân thủ Hiệp định Paris. Ông cho biết: "Cách đây không lâu, tôi đã công bố sáng kiến của Trung Quốc về việc tăng cường đóng góp của Bắc Kinh, nỗ lực đạt đỉnh khí thải carbon dioxide vào năm 2030 và đạt được trạng thái cân bằng carbon vào năm 2060. Trung Quốc tôn trọng các cam kết của mình và thực hiện chúng".

Hơn 180 quốc gia đã phê chuẩn hiệp định, nhằm mục đích giữ cho sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới ở mức "dưới" 2 độ C (3,6 độ F) và lý tưởng là không quá 1,5 độ C (2,7 độ F), so với mức tiền công nghiệp. Hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng thế giới phải cắt giảm lượng khí thải thật nhanh để tránh được những thảm họa tồi tệ nhất do hiện tượng trái đất nóng lên toàn cầu. Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu đều đang đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu về giảm khí thải của Hiệp định Paris.

Từ lâu, ông Trump đã thường xuyên chỉ trích Hiệp định Paris - thỏa thuận được thiết lập vào năm 2015 và Mỹ tham gia vào tháng 08/2016 thời cựu Tổng thống Barack Obama. Tháng 06/2017, chỉ vài tháng sau khi trở thành tổng thống Mỹ, ông Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định, cho rằng đây là một thỏa thuận "hà khắc" và không đồng tình với các tiêu chuẩn giảm khí thải carbon. Sau quá trình phức tạp kéo dài hơn 3 năm, Mỹ chính thức rời khỏi Hiệp định Paris vào ngày 04/11.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).