Trung Quốc Chật Vật Trong Vấn Đề Niềm Tin Vào Vaccine Covid-19 "Made In China"

29 Tháng Mười Hai 202010:45 CH(Xem: 4525)
Trung Quốc Chật Vật Trong Vấn Đề Niềm Tin Vào Vaccine Covid-19 "Made In China"
Trung Quốc Chật Vật Trong Vấn Đề Niềm Tin Vào Vaccine Covid-19 Made In China

Trong số các nước đang phát triển đang thử nghiệm các loại vaccine ngừa Covid-19 của Trung Quốc, Pakistan là quốc gia có vẻ tin tưởng nhất. Trong nhiều năm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Bắc Kinh đã đầu tư gần 70 tỷ USD vào các dự án đường bộ, đường sắt và nhà máy điện tại Pakistan. Hiện quốc gia Nam Á đang tiến hành hai cuộc thử nghiệm lâm sàng với vaccine của Trung Quốc, thậm chí các quan chức cấp cao cũng được tiêm.

Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn và khảo sát chính thức với người dân tại Karachi, thành phố lớn nhất Pakistan, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác từ Indonesia cho tới Brazil, cho thấy hàng triệu người không tin tưởng vào vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Farman Ali Shah, một lái xe công nghệ tại thành phố Karachi, cho biết: "Tôi sẽ không tiêm (vaccine Trung Quốc). Tôi không tin tưởng chúng"

Sự thiếu tin tưởng đó cùng sự phụ thuộc của hàng chục quốc gia đang phát triển hơn vào vaccine Trung Quốc có thể khiến cho tình hình trở nên "đầu đầu" nếu người dân tại các nước này cảm thấy họ đang được tiêm một sản phẩm kém chất lượng.

Vaccine Covid-19 được xem là "vũ khí ngoại giao" hữu hiệu của Bắc Kinh, giúp tăng cường mối quan hệ với hàng chục quốc gia đang phát triển trong bối cảnh các loại vaccine của phương Tây có thể không đủ đáp ứng nhu cầu.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin về việc các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối với vaccine Trung Quốc. Vaccine mới chỉ được Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và chính Trung Quốc phê duyệt để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp. Trong khi đó, một số công ty Mỹ và châu Âu đều đã công bố dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả của các loại vaccine của mình và bắt đầu triển khai phân phối.

Chính sự thiếu chắc chắn đó là một rào cản nữa đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị tại Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latin.

Trung Quốc cũng nỗ lực tìm cách giành được sự tin tưởng của các chính phủ và người dân các nước về tính hiệu quả và an toàn của vaccine. Hồi tháng 10/2020, một nhóm các đại sứ và nhà ngoại giao đại diện cho 50 quốc gia Châu Phi đã có chuyến tham quan một cơ sở của Sinopharm Group Co. - một công ty phát triển vaccine của Trung Quốc. Động thái diễn ra không lâu sau khi Sinopharm tuyên bố sẽ phân phối vaccine tới châu Phi.  

Liu Jingzhen, chủ tịch Sinopharm, tuyên bố: "Khi vaccine Covid-19 hoàn tất các thử nghiệm và được đưa vào sử dụng, chúng tôi sẵn sàng ưu tiên phân phối cho các nước Châu Phi"

Trả lời phỏng vấn của trang Bloomberg, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các công ty Trung Quốc phát triển vaccine tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và các thử nghiệm lâm sàng trong hai giai đoạn đầu cho thấy các mũi tiêm an toàn và hiệu quả. Chính phủ Trung Quốc đã quản lý hơn một triệu liều vaccine khẩn cấp kể từ tháng 07/2020, và “chúng tôi chưa tìm thấy bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng nào”. Bộ Ngoại giao cho biết trong tuyên bố ngày 22/12/2020: "Trung Quốc luôn coi trọng tính an toàn và hiệu quả của vaccine"

Trung Quốc cũng đã đồng ý cung cấp vaccine của mình cho Covax, một nỗ lực được Tổ chức Y tế Thế giới hậu thuẫn nhằm cung cấp vaccine Covid-19 cho các quốc gia đang phát triển. AstraZeneca Plc, đối tác chính khác của Covax, vẫn đang chờ để được phê duyệt. Theo một nguồn tin quen thuộc với vấn đề, cơ quan quản lý dược phẩm của Anh có thể dọn đường cho thuốc được đưa vào sử dụng sớm nhất là trong tuần cuối cùng của tháng 12/2020.

Trớ trêu thay, các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc ban đầu đã đi đầu trong nghiên cứu, nhưng việc Trung Quốc kiểm soát nhanh chóng sự lây lan lại khiến họ phải loay hoay tìm địa điểm để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng quan trọng ở giai đoạn thứ ba, trong khi các đối thủ của Mỹ có bước nhảy vọt trước. Các công ty Trung Quốc hiện đang thử nghiệm giai đoạn thứ ba tại ít nhất 16 quốc gia, trong đó Công ty TNHH Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn thử nghiệm từ Argentina đến Maroc; Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sinovac hợp tác với Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Philippines cùng những nước khác; và CanSino Biologics Inc. thử nghiệm ở Pakistan, Mexico và Ả Rập Saudi.

Ở chiều ngược lại, nhiều quốc gia đang phát triển không có nhiều lựa chọn ngoài vaccine của Trung Quốc do những thách thức trong việc sản xuất, phân phối và bảo quản hàng tỷ liều vaccine. Nhiều nước không có đủ cơ sở vật chất để bảo quản vaccine của công ty Mỹ Pfizer Inc., vốn đòi hỏi được giữ ở nhiệt độ -70 độ C.

Yanzhong Huang, thành viên cấp cao về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại New York (Mỹ), nhận xét: "Ở một quốc gia mà vaccine Trung Quốc là lựa chọn duy nhất, thì chỉ còn cách chấp nhận hoặc không. Nhưng khi có các lựa chọn vaccine khác nhau, họ sẽ đưa ra quyết định lý trí hơn. Họ chắc chắn sẽ chọn các loại vaccine phương Tây bởi đó là lựa chọn số 1 với những dữ liệu được cung cấp đầy đủ và được chứng minh là an toàn. Trong khi đó, Trung Quốc hiện vẫn chưa đưa công bố dữ liệu mang tính hệ thống nào cả".

Trên thế giới, ít quốc gia nào đưa ra quyết định liên quan tới vaccine mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị như Brazil - nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ và có số ca nhiễm Covid-19 nhiều thứ ba thế giới sau Mỹ và Ấn Độ.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người được mệnh danh là "Trump của xứ nhiệt đới", nhiều lần đả kích vaccine "Made in China", kể cả khi đối thủ chính trị Joao Doria - thống đốc thành phố São Paulo, ủng hộ những nỗ lực hợp tác giữa công ty Trung Quốc Sinovac và Viện Butantan của Brazil.

Ông Bolsonaro cho biết: "Chúng tôi sẽ không mua vaccine của Trung Quốc. Đó là quyết định của tôi. Đây là vấn đề về sự tín nhiệm. Có nhiều loại vaccine khác đáng tin cậy hơn nhiều". Tuy nhiên, chính phủ Brazil sau đó rút lại tuyên bố của ông Bolsonaro. Ngày 21/12/2020, ông Doria cho biết thành phố São Paulo sẽ nhận 5,5 triệu liều vaccine Covid-19 của Sinovac trong vài ngày tới.

Dù vậy, một cuộc khảo sát người dân Brazil của Viện Datafolha trước đó cho cho thấy 50% nói sẽ không tiêm vaccine - tỷ lệ từ chối cao nhất trong số tất cả các loại vaccine. Khoảng 36% người được hỏi cho biết họ sẽ không tiêm vaccine của Nga. Tỷ lệ với vaccine Mỹ là 23%.

Trong kế hoạch tiêm chủng quốc gia mà  Bộ Y tế Brazil đã nộp lên Tòa án Tối cao có 300 triệu liều vaccine từ AstraZeneca (Anh), Pfizer (Mỹ) và Covax (một liên minh toàn cầu) nhưng không hề nhắc tới vaccine của Sinovac, tờ O Estado de S. Paulo cho biết.

Natalia Pasternak Taschner - một nhà vi sinh vật học, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Instituto Questão de Ciência, cho biết: "Cơ quan quản lý của chúng tôi sẽ đánh giá dữ liệu về tính hiệu quả và an toàn của vaccine Trung Quốc, nhưng điều này cần được truyền thông tốt tới công chúng. Đây là một nhiệm vụ đầy thách thức khi tổng thống và chính phủ liên bang đang làm dấy lên quan ngại về vaccine của Trung Quốc".

Nicholas Thomas, phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hong Kong, cho rằng: “Dù là vaccine "Made in China" hay vaccine do nước nào khác sản xuất, thì "vẫn cần phải có sự minh bạch để được công chúng chấp thuận".

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).