Nhật Bản Chế Tạo Vệ Tinh Làm Từ Gỗ, Tự Hủy Khi Quay Trở Lại Trái Đất

30 Tháng Mười Hai 20208:30 CH(Xem: 4784)
Nhật Bản Chế Tạo Vệ Tinh Làm Từ Gỗ, Tự Hủy Khi Quay Trở Lại Trái Đất
Nhật Bản Chế Tạo Vệ Tinh Làm Bằng Gỗ

Nhật Bản có thể sẽ sớm sản xuất những vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới, vốn sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi chúng lao trở lại Trái đất mà không giải phóng các chất độc hại vào bầu khí quyển. Đây được coi là một trong số những nỗ lực mới nhất nhằm giảm thiểu rác thải vũ trụ.

Sumitomo Forestry, một công ty chế biến gỗ có trụ sở tại Nhật Bản, cho biết họ đang trong quá trình nghiên cứu về một loại vật liệu gỗ phù hợp với môi trường chân không trong vũ trụ. Sumitomo Forestry đã hợp tác nghiên cứu với Đại học Kyoto và thử nghiệm vật liệu trong môi trường khắc nghiệt trên Trái Đất. Theo đại diện của công ty, vệ tinh được chế tạo từ vật liệu gỗ có thể sẵn sàng vào năm 2023.

Sự hợp tác nhằm giải quyết tình trạng rác thải không gian ảnh hưởng tới môi trường của Trái Đất. Taka Doi, một phi hành gia, đồng thời là giáo sư tại Đại học Kyoto cho biết: "Chúng tôi rất lo ngại về thực tế là tất cả các vệ tinh đi vào lại bầu khí quyển của Trái đất sẽ cháy và tạo ra các hạt alumin nhỏ sẽ bay lơ lửng trên tầng cao nhất của bầu khí quyển nhiều năm”

Các vệ tinh bằng gỗ sẽ lập tức bốc cháy hoàn toàn khi thực hiện quá trình hồi quyển mà không tạo ra một ‘cơn mưa’ các mảnh vụn có thể rơi xuống mặt đất.

Theo NASA, rác không gian, bao gồm các vật thể do con người tạo ra, chẳng hạn như các mảnh tàu vũ trụ, các mảng sơn nhỏ từ tàu vũ trụ, các bộ phận của tên lửa, vệ tinh không còn hoạt động hoặc mảnh vụn còn sót lại của các vật thể sau khi phát nổ trên quỹ đạo bay xung quanh.

Theo ước tính, có tới gần 3000 vệ tinh đã chết (tức ngừng hoạt động) vẫn đang quay xung quanh Trái Đất. Đó là chưa kể đến 900.000 mảnh vỡ có kích thước chưa đến 10 cm đang ‘vần vũ’ trên quỹ đạo, vốn có thể gây ra thảm họa nếu một hay nhiều mảnh vỡ va chạm vào các vệ tinh.

Tháng 10/2020, hai mảnh rác vũ trụ lớn đã suýt va chạm vào nhau trong một tình huống được coi là 'rủi ro cao'. Theo National Geographic, hai vật thể là một vệ tinh dẫn đường không còn hoạt động của Nga được phóng vào năm 1989 và một bộ phận tên lửa đã qua sử dụng của Trung Quốc từ vụ phóng năm 2009. Nếu chúng va chạm với nhau, vụ nổ sẽ tạo ra một đám mây mảnh vụn gây nguy hiểm cho các vệ tinh và tàu vũ trụ khác trong nhiều thập kỷ.



50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
30 Tháng Mười Hai 2020
Thương hiệu LG dễ khiến ta liên tưởng tới TV OLED, nhưng ngay trước thềm năm mới, LG đã làm chúng ta ngạc nhiên với một công nghệ màn hình mới.
30 Tháng Mười Hai 2020
Hôm thứ Tư (30/12/2020), các công tố viên đặc biệt Hàn Quốc đã đưa ra đề xuất chính thức với bản án dành cho Lee Jae-yong, Phó Chủ tịch điều hành Samsung, người chắc chắn sẽ trở thành lãnh đạo tiếp theo của Samsung.
30 Tháng Mười Hai 2020
Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo cuộc khủng hoảng "lịch sử" vì đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài đến năm 2021 ngay cả khi vaccine đang mang lại một số hy vọng.
30 Tháng Mười Hai 2020
Hôm thứ Tư (30/12/2020), Liên minh Châu Âu và Trung Quốc đã thống nhất về hiệp định đầu tư sẽ cho phép các công ty Châu Âu tiếp cận nhiều hơn với thị trường Trung Quốc và giúp khắc phục điều mà Châu Âu coi là quan hệ kinh tế không cân bằng.
30 Tháng Mười Hai 2020
Nhìn từ xa, toàn bộ vật thể giống như một con Đại bàng.
30 Tháng Mười Hai 2020
Một thẩm phán liên bang ở Florida đã bác bỏ cáo buộc của Apple đối với công ty nghiên cứu bảo mật Corellium với tuyên bố buộc tội phần mềm của công ty vi phạm luật bản quyền, đồng thời cho rằng phần mềm có thể giúp các nhà nghiên cứu bảo mật tìm ra các khiếm khuyết và lỗ hổng bảo mật trong các sản phẩm của Apple.