WHO, Trung Quốc Bị Chỉ Trích Phản Ứng Chậm Với Đại Dịch Covid-19

18 Tháng Giêng 20216:00 CH(Xem: 3808)
WHO, Trung Quốc Bị Chỉ Trích Phản Ứng Chậm Với Đại Dịch Covid-19
WHO, Trung Quốc Bị Chỉ Trích Phản Ứng Chậm Với Đại Dịch Covid-19

Hôm thứ Hai (18/01/2021), một ủy ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó đại dịch, do cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf dẫn đầu, đã công bố đánh giá về sự khởi đầu khủng hoảng ở Trung Quốc, cho thấy lẽ ra có thể hành động nhanh chóng hơn để ngăn chặn đại dịch ngay từ đầu.

 

Báo cáo có viết: "Điều rõ ràng với ủy ban là các biện pháp y tế công cộng lẽ ra có thể được cơ quan y tế địa phương và quốc gia ở Trung Quốc áp dụng mạnh mẽ hơn vào tháng 01/2020". Khi có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người, "tín hiệu đã bị bỏ qua ở quá nhiều quốc gia”.

 

Cụ thể, hội đồng đặt câu hỏi tại sao Ủy ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không họp trước tuần thứ ba của tháng 01/2020 và không ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu trước ngày 30/01/2020.

 

Báo cáo nêu: "Dù thuật ngữ đại dịch không được sử dụng cũng như không được định nghĩa trong Quy định Y tế Quốc tế (2005), việc sử dụng nó sẽ thu hút sự chú ý vào mức độ nghiêm trọng của một sự kiện y tế", nhấn mạnh rằng phải đến ngày 11/03/2020, WHO mới sử dụng thuật ngữ “Pandemic” (Đại dịch). Trích báo cáo: "Hệ thống cảnh báo đại dịch toàn cầu không phù hợp với mục đích. WHO không đủ năng lực để thực hiện nghĩa vụ”

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng cáo buộc WHO "là con rối của Trung Quốc", dù cơ quan đã thẳng thừng bác bỏ. Các nước Châu Âu do Pháp và Đức dẫn đầu đã thúc đẩy giải quyết những thiếu sót của WHO về tài trợ, điều hành và quyền hạn pháp lý.

 

Chỉ hơn một năm sau khi những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc, các chuyên gia thống nhất rằng con số chính thức gần 100 triệu ca nhiễm và hơn hai triệu ca tử vong là đánh giá chưa đầy đủ. Theo báo cáo của ủy ban, việc thống kê đã thiếu hụt ngay từ đầu.

 

Ủy ban cho biết: "Nhìn lại, rõ ràng ca nhiễm trong thời kỳ đầu đại dịch ở tất cả quốc gia đều cao hơn báo cáo. Một đại dịch ẩn ở quy mô lớn đã góp phần vào sự lây lan toàn cầu"

 

Ủy ban độc lập bắt đầu công việc vào tháng 07/2020 sau khi các quốc gia thành viên WHO kêu gọi "đánh giá khách quan, độc lập và toàn diện" phản ứng của WHO với đại dịch. Ủy ban kêu gọi "thiết lập lại toàn cầu" và khẳng định sẽ đưa ra các khuyến nghị trong báo cáo cuối cùng cho các bộ trưởng y tế 194 quốc gia thành viên WHO vào tháng 05/2021.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
28 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Năm (28/01/2021), phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết cơ quan đang đánh giá đề nghị hỗ trợ triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA - Federal Emergency Management Agency).
27 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Tư (27/01/2021), Bộ An ninh Nội địa Mỹ ban bố tình trạng báo động khủng bố toàn quốc do mối đe dọa tiềm tàng từ phần tử cực đoan phản đối ông Joe Biden làm tổng thống.
27 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Tư (27/01/2021), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết lệnh phong tỏa ở Anh có thể kéo dài đến ngày 08/03/2021, cùng thời điểm trường học được phép mở cửa trở lại.
25 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Hai (25/01/2021), thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Janet Yellen là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Bộ Tài chính.
25 Tháng Giêng 2021
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo nguy cơ "Chiến tranh Lạnh mới" nếu lãnh đạo thế giới không gác lại đối đầu khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
21 Tháng Giêng 2021
Một đám cháy đã bùng phát tại Viện Huyết thanh ở bang Maharashtra, Ấn Độ, nơi đang sản xuất hàng triệu liều vaccine Covid-19.