Các Nhà Đầu Tư Gây Áp Lực Lên Qualcomm Yêu Cầu Tách Riêng Mảng Kinh Doanh Chip

14 Tháng Tư 20159:00 CH(Xem: 8260)
Các Nhà Đầu Tư Gây Áp Lực Lên Qualcomm Yêu Cầu Tách Riêng Mảng Kinh Doanh Chip
Jana Partners đang gây áp lực lên Qualcomm để tách mảng chip ra khỏi mảng kinh doanh cấp phép bằng sáng chế của công ty nhằm thúc đẩy giá cổ phiếu đang trên đà sụt giảm.

blank
Yêu cầu của nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông được cung cấp trong một lá thư hàng quý gửi đến các nhà đầu tư Jana và được ghi nhận bởi trang Wall Street Journal. Việc công bố cho thấy rằng Jana cũng đang yêu cầu Qualcomm cắt giảm các chi phí, đẩy mạnh mua lại cổ phiếu và thực hiện các thay đổi trong cơ cấu trong việc trả lương cho giám đốc điều hành.

Vào tháng 03/2015, Qualcomm cho biết công ty sẽ mua lại 15 tỷ USD cổ phiếu và tăng mức cổ tức hàng quý từ 42 cent lên đến 48 cent. Nhà sản xuất chip Hoa kỳ chi biết chương trình mới này thay thế chương trình thu hồi vốn trước đó – trong đó có 2.1 tỷ USD còn lại ủy quyền – và sẽ tài trợ cho chương trình chủ yếu thông qua việc vay vốn từ các thị trường nợ công.

Jana là một trong những cổ đông lớn nhất của Qualcomm, đã mua lại cổ phần của nhà sản xuất chip trị giá trên 2 tỷ USD.

Trong thư, nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông lập luận rằng chương trình mua lại  một “bước tiến tích cực”, nhưng Qualcomm có trách nhiệm phải làm nhiều hơn thế để tận dụng vị trí thống trị của mình trên thị trường chip. Theo trang WSJ, Jana cho biết mảng kinh doanh chip của Qualcomm theo giá thị trường của công ty về cơ bản là vô giá trị.

Ngoài ra, một nguồn tin thân cận với vấn để cho biết Jana và các giám đốc điều hành của Qualcomm đã tổ chức các cuộc đàm phán riêng về vấn đề này kể từ cuối năm 2014, và các cuộc đàm phán được dán nhãn “mang tính xây dựng” trong thư.


Đây không phải là lần đầu tiên một nhà đầu tư hành động vì lợi ích cổ đông gây sức ép lên công ty công nghệ cao. Năm 2014, tỷ phú Carl Icahn đã gây áp lực lên eBay để tách đơn vị kinh doanh PayPal và thúc đẩy Apple tăng cường việc mua lại cổ phiếu của công ty. Các ước tính bởi Preqin cho thấy các nhà hoạt động đã được cung cấp tiền mặt từ các nhà đầu tư mong muốn cải thiện tài chính của các công ty, với hơn 400 quỹ đầu cơ hiện nay có hơn 125 tỷ USD.

Qualcomm là một trong những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới cho các thiết bị di động. Công ty cũng bổ sung thêm thu nhập của mình thông qua các giao dịch cấp phép bằng sáng chế. Tuy nhiên, giá cổ phiếu của công ty đang trên đà giảm sút trong năm 2014 vì gặp phải sự cạnh tranh ngày càng cao và các công ty tự sản xuất chip cho riêng mình nhằm tăng cường sức mạnh cho các thiết bị của họ.

Samsung - một khách hàng lâu năm của Qualcomm – đã giảm trang bị chip Qualcomm cho các siêu phẩm smartphone Galaxy S6 của mình vào đầu năm 2015 và thay thế bằng các chip được phát triển nội bộ.

Tính đến sáng thứ Hai (13/04/2015), cổ phiếu của công ty đã tăng 0.51% lên mức 69.16 USD mỗi cổ phiếu. Công ty có mức vốn hóa thị trường là 114.08 tỷ USD.

Trong tháng 02/2015, các báo cáo cho thấy rằng Qalcomm sẽ phải trả cho chính phủ Trung Quốc số tiền phạt kỷ lục lên đến 1 tỷ USD để kết thúc cuộc thăm dò chống độc quyền 14 tháng, cho thấy các hoạt động cấp phép của công ty là chống cạnh tranh.
53Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.34
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).