Chi Phí Vận Động Hành Lang Của Google Đạt Mức Cao Mới Trong Đầu Năm 2015

23 Tháng Tư 20151:00 SA(Xem: 10134)
Chi Phí Vận Động Hành Lang Của Google Đạt Mức Cao Mới Trong Đầu Năm 2015
blank
Theo một cơ sở dữ liệu chính phủ cho biết Google Inc, một trong những doanh nghiệp vận động hành lang lớn nhất Hoa Kỳ, đã thiết lập một kỷ lục công ty cho hoạt động hành lang của mình trong quý I/2015 khi chi 5.5 triệu USD.

Theo số liệu của tổ chức Center for Responsive Politics (trung tâm chuyên nghiên cứu về bầu cử) cho biết Google xếp thứ 9 trong bảng tổng chi phí vận động hành lang trong năm 2014 với 16.8 triệu USD, sau Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (124 triệu USD) và Hiệp hội Chuyên viên Địa ốc Quốc gia (55 triệu USD).

Việc công bố các khoản chi phí vận động hành lang được đưa ra khi công ty đang phải đối mặt với các cáo buộc được đưa ra bởi Liên minh Châu Âu rằng công ty đã hạn chế các đối thủ trong các kết quả tìm kiếm.

Châu Âu cũng đã mở một cuộc điều tra về các cáo buộc Google sử dụng Android để giữ sự thống trị của mình với các khách hàng dùng điện thoại di động. Trong khi đó, các đối thủ của Google đang yêu cầu Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ mở một cuộc điều tra chính thức về Android tại Hoa Kỳ.

Theo cơ sở dữ liệu chính phủ, việc Google chi 5.5 triệu USD trong quý đầu tiên của năm 2015 là nhiều nhất kể từ khi công ty bắt đầu vận động hành lang vào năm 2007. Thứ hạn của công ty trong quý I/ 2015 vẫn chưa thể xác định ngay lập tức.

Việc đầu tư phát triển của Google trong vận động hành lang đã nhấn mạnh sự mở rộng hiện diện của công ty công nghệ trong chính quyền Washington khi công ty đang phải đối mặt với trận chiến chống độc quyền ở nước ngoài và ngay tại quê nhà, và phát triển kinh doanh sang các lĩnh vực mới như khả năng kết nổi băng thông rộng và xe tự lái.

Trong quý I/2015, danh sách các vấn đề vận động hành lang của Google bao gồm các nỗ lực pháp lý để kiểm soát chặt chẽ về kiện tụng bằng sáng chế, thúc đẩy việc cho phép những người nhập cư có tay nghề dễ dàng ở lại Hoa Kỳ hơn, trung lập Internet, cải cách thuế, triển khai băng thông rộng.

Một phát ngôn viên của Center for Responsive Politics cho biết việc chi tiêu lớn hơn của Google ở chính quyền Washington có thể là một phần trong việc tập hợp Quốc Hội và Nhà Trắng đến với sự phòng thủ của công ty khi phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền của EU.

Phát ngôn viên cho biết thêm rằng Google cần đồng minh, và việc nổi bật hơn thì tốt hơn. Đồng thời, công ty muốn ngăn chặn bất cứ sự thẩm tra tương tự nào từ chính phủ tại thị trường Hoa Kỳ.

Google, công ty quảng cáo và tìm kiếm hàng đầu, đã phải đối mặt với hàng loạt các cuộc điều tra về các vấn đề khác nhau, từ việc loại bỏ các đối thủ đến hạ cấp nội dung của các đối thủ.

Công ty đã giải quyết các vấn đề với Ủy Ban Thương Mại Liên Bang Hoa Kỳ về các vấn đề trên vào năm 2013, tuy nhiên cơ quan Cạnh tranh Châu Âu đã chính thức buộc tội Google vào tuần thứ ba của tháng 04/2015. Google đã phủ nhận tất cả các hành vi sai trái và vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì.
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).