Bằng Sáng Chế Mới Của Boeing Tiết Lộ Ý Tưởng Về Động Cơ Đẩy Bằng Laser

13 Tháng Bảy 20159:00 CH(Xem: 9291)
Bằng Sáng Chế Mới Của Boeing Tiết Lộ Ý Tưởng Về Động Cơ Đẩy Bằng Laser
blank
Boeing – hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, có trụ sở tại Chicago, Hoa Kỳ – tuyên bố sẽ đưa ra một kiểu động cơ phản lực mới giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với phương pháp hiện hành. Phương pháp mới sẽ bắn tia laser vào nhiên liệu phóng xạ.
    
Theo cơ chế hoạt động cơ bản của động cơ phản lực trong máy bay: đầu tiên, không khí được đưa vào bên trong máy nén quay thông qua cửa hút khí và được nén tới áp suất cao trước khi đi vào buồng đốt. Tại buồng đốt, không khí trộn với nhiên liệu hóa học và tạo ra phản ứng cháy - khiến nhiệt độ khí tăng rất cao.

Các sản phẩm cháy nhiệt độ cao sẽ thoát ra khỏi buồng đốt, và được dẫn qua động cơ quay để làm quay máy nén. Luồng khí bên trong động cơ quay thoát ra ngoài qua ống thoát khí, tạo ra một lực đẩy phản lực ngược chiều, đẩy máy bay tiến về phía trước.

Bằng sáng chế mới của Boeing cũng sẽ tạo ra lực đẩy bằng nguyên lý tương tự. Tuy nhiên, nó sẽ được bổ sung về mặt thiết kế, giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn. Theo đó, mỗi chu kỳ sẽ tận dụng sản phẩm phụ sau phản ứng hóa học để tạo lực đẩy, còn nhiệt lượng tỏa ra do phản ứng sẽ giúp tạo ra dòng điện cung cấp cho chu kỳ tiếp theo.

Sản phẩm để tạo lực đẩy là Hydro và Heli, chúng được phóng ra phía sau động cơ. Nhiệt lượng tỏa ra sẽ được hấp thu bằng chất tải lạnh. Sau đó, chúng sẽ được dẫn đến hệ thống laser và máy phát điện, và quy trình như trên sẽ được tiếp tục.


Phương pháp mới sẽ tiêu tốn ít nhiên liệu hơn, hứa hẹn sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí cho máy bay. Trong tương lai, nó còn có thể được áp dụng trên tên lửa, hay thậm chí là tàu vũ trụ.

Mô tả cụ thể hơn về sáng chế mới của Boeing: đầu tiên, tia laser công suất cao được bắn vào nhiên liệu phóng xạ, như Deuterium và Tritium – hai đồng vị của Hydro. Boeing dùng hai đồng vị của Hydro mà không dùng Hydro thường vì nó có chứa hạt Neutron (hạt không mang điện) trong kết cấu nguyên tử.

Các tia laser sẽ giải phóng năng lượng của nhiên liệu phóng xạ, gây ra phản ứng nhiệt hạch. Hydro và Heli là hai chất khí được tạo ra sau phản ứng, được đẩy ra phía đuôi của động cơ phản lực với một áp suất cao, đẩy máy bay chuyển động về phía trước.

Đồng thời, vách ngăn được tráng một lớp Uranium 238 - đặt trong buồng cháy của động cơ - sẽ phản ứng với các hạt Neutron do phản ứng nhiệt hạch, sẽ tỏa ra rất nhiều nhiệt.

Nhiệt lượng tỏa ra sẽ được hấp thu bởi một chất tải lạnh - nằm ở mặt bên kia của vách ngăn. Sau khi đã hấp thu nhiệt lượng do phản ứng, chất tải lạnh sẽ được dẫn tới động cơ quay và máy phát điện để tạo ra nguồn điện vận hành hệ thống laser. Hệ thống laser sẽ lại tiếp tục bắn tia laser vào nhiên liệu phóng xạ, bắt đầu chu kỳ mới, tạo thành vòng lặp chu kỳ.

58Vote
40Vote
30Vote
21Vote
10Vote
4.79
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).