Những Thách Thức Lớn Cho Các OEM Android Hiện Nay

11 Tháng Tám 20158:00 CH(Xem: 7586)
Những Thách Thức Lớn Cho Các OEM Android Hiện Nay
blank
Theo các kết quả báo cáo tài chính trong năm 2015, có thể thấy hầu hết các nhà sản xuất smartphone Android hàng đầu hiện nay đang rơi vào tình hình không tốt, trong khi thị trường di động toàn cầu thì ngày càng u ám.

Cụ thể, trong Q2/2015, lợi nhuận mảng di động của Samsung đã giảm tới 37.6% so với cùng kỳ năm 2014, đồng thời là quý thứ 5 liên tiếp lợi nhuận của công ty bị sụt giảm. Trong khi đó, HTC đã báo lỗ tới 250 triệu USD, Sony cũng không tốt đẹp hơn khi thua lỗ 184 triệu USD ở mảng kinh doanh smartphone. Thậm chí, ngay cả LG, công ty được đánh giá là thành công trong Q2, cũng bị sụt giảm 1% doanh số smartphone.

Trên thực tế, tổng số smartphone được bán ra trên toàn cầu trong Q2/2015 vẫn tăng ở mức 12% so với cùng kỳ năm 2014, nhưng các nhà sản xuất smartphone Android lớn nhất đều bị thua lỗ hoặc sụt giảm. Vậy những khó khăn mà các công ty này đang phải đối mặt là gì?

Giá Sản Phẩm Ngày Càng Rẻ

Sự thật là dù doanh số smartphone toàn cầu đang tăng lên đáng kể, nhưng lợi nhuận của mảng di động Android lại chẳng đáng là bao. Cụ thể, nếu như mức giá bán trung bình của mỗi smartphone iOS trong năm 2014 là 657 USD, thì với smartphone Android chỉ là 254 USD, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm năm 2010.

Đặc biệt, từ năm 2010 đến 2015, sự chênh lệch giá bán giữa các thiết bị iOS và Android ngày càng mở rộng, do sự xuất hiện dày đặc các smartphone giá rẻ từ Trung Quốc. Cho nên, nếu mức giá của smartphone Android không được nâng cao, lợi nhuận sẽ khó có thể quay trở lại với các nhà sản xuất. Hoặc ít nhất, họ cần phải cắt giảm tối đa những chi phí phát sinh không đáng có.

Đâu Là Sự Khác Biệt?

Một trong những khó khăn lớn là hầu hết các smartphone Android hiện nay đều giống nhau, chính bởi tính chất thuần túy của hệ điều hành Android. Đặc biệt là với các smartphone tầm trung và giá rẻ, phân khúc không nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà sản xuất, các thiết bị thường giống nhau từ thiết kế cho đến cấu hình, thông số kỹ thuật.

Còn ở phân khúc cao cấp, giữa các sản phẩm hàng đầu, cũng khó có thể tìm thấy những tính năng thực sự đột phá. Siêu phẩm smartphone nào cũng có cảm biến vân tay, cảm biến nhịp tim hay tính năng chống nước. Qua nhiều thế hệ, ngoài sự thay đổi một chút về ngoại hình, các sản phẩm điện thoại Android hầu như vẫn chưa có đột phá để tạo ra sự khác biệt.

Thực tế, không phải là không thể khiến các smartphone cao cấp tỏ ra thực sự khác biệt. Biện pháp để giải quyết có thể là đầu tư mạnh vào công tác quảng cáo, đánh bóng sản phẩm. Nhưng hiển nhiên, chiến lược này sẽ rất tốn kém về tiền bạc, trong khi hiệu quả đem lại chưa chắc như mong đợi. Hai trường hợp tiêu biểu nhất có thể kể đến là Samsung và HTC.

Trong khi Samsung đầu tư mạnh tay để quảng bá cho bộ đôi Galaxy S6, Galaxy S6 Edge, giành được rất nhiều danh hiệu, giải thưởng đáng giá, đưa thế hệ S6 trở thành siêu phẩm hàng đầu của Android. HTC lại nhận về những quả đắng bởi chiến dịch quảng cáo kém hiệu quả, One M9 thất bại thảm hại.

Có thể nói, đối với những công ty không đủ mạnh, các sản phẩm của họ đều sẽ bị coi là “phần thừa” của thị trường Android. Nhưng cũng phải thừa nhận, không phải chi nhiều tiền là sẽ giành được phần thắng.

Ví dụ đơn cử cũng là Samsung, công ty đã tham gia vào mọi phân khúc của thị trường, cao cấp, tầm trung và cả giá rẻ. Đối với một người dùng smartphone trong những phân khúc giá rẻ và tầm trung của Samsung. Sau một thời gian, khi tiềm lực tài chính của họ đã đủ để sắm những chiếc smartphone phân khúc cao cấp, họ thường sẽ tìm đến một thương hiệu khác, bởi thời gian sử dụng smartphone Samsung sẽ tạo ra tâm lý thương hiệu đó là “giá rẻ”, hoặc người dùng sẽ muốn thay đổi một thương hiệu “mới mẻ” hơn.


Chi Phí Tăng, Sản Phẩm Thì Giảm Giá

Giá bán trung bình của smartphone Android giảm theo thời gian sẽ không phải là vấn đề lớn, nếu các nhà sản xuất hạn chế được chi phí phát sinh không đáng có. Tuy nhiên, trên thực tế, trong quá trình nâng cấp, cải tiến các tính năng trên smartphone hiện nay, giá thành sản xuất các thiết bị cầm tay đã bị đội lên không ít.

Có thể thấy, Samsung luôn nỗ lực tạo ra sự khác biệt cho các smartphone của hãng, từ thiết kế, cho tới phần cứng, tính năng. Hiển nhiên, công ty đã phải đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Nhưng kết quả là, dù sở hữu giá bán tương đương, nhưng giá thành sản xuất của Galaxy S5 là 256 USD còn với Galaxy S4 là 236 USD.

Trong trường hợp không thể giảm thêm chi phí sản xuất, một số công ty đã nghĩ ra những phương án khác để đảm bảo giá bán cạnh tranh cho smartphone. Ví dụ, thay vì đầu tư một khoản tiền lớn vào hệ thống các cửa hàng bán lẻ chính chủ, hoặc chia hoa hồng cho các nhà phân phối, các công ty sẽ chọn cách bán hàng online trên các hệ thống thương mại điện tử phổ biến hiện hành.

Vậy liệu có phương thức vẹn toàn giúp các nhà sản xuất vừa tạo ra được nhiều tính năng trên smartphone, vừa tạo ra được lợi nhuận lớn hay không?

Câu trả lời là có. Ví dụ như chiếc Galaxy S3 của Samsung, ngay cả khi thế hệ Galaxy S5 ra đời, S3 vẫn được tiêu thụ rất tốt. Nhưng cũng cần lưu ý, các “siêu phẩm” công nghệ sẽ luôn phải đối mặt với động thái giảm giá khi đã bị cho là lỗi thời, cấu hình không còn đạt chuẩn “siêu phẩm” hoặc thậm chí là sẽ chẳng ai mua smartphone đó, chỉ vì nó đã “lỗi thời”

Tại Sao Apple Luôn Khác Biệt?

Rõ ràng, Apple chính là rào cản lớn nhất với hầu hết các nhà sản xuất Android hiện nay. Theo trang The Wall Street Journal, 92% lợi nhuận của thị trường di động trong những năm 2015 đều rơi vào túi của Apple. Còn Samsung, công ty có thị phần lớn nhất hiện nay, lại chỉ nắm giữ một phần lợi nhuận rất nhỏ trên toàn thị trường.

Dù bán ra nhiều hơn Apple 20 triệu smartphone, nhưng lợi nhuận mà Samsung thu về chưa bằng một 1/2, vậy điều gì đã khiến Apple thành công như vậy?

Sự thật là Apple đã dễ dàng vượt qua các rào cản khó khăn mà các OEM Android đang phải đối mặt. Giá bán trung bình của mỗi chiếc iPhone vào tháng 08/2015 là 687 USD, gấp khoảng 3 lần so với giá bán trung bình của một thiết bị Android. Ngoài ra, Apple chỉ tung ra rất ít sản phẩm hàng năm, mà đa số là những sản phẩm cao cấp, và chúng rất ít khi bị rớt giá.

Bên cạnh đó, iPhone sử dụng riêng biệt nền tảng iOS độc quyền, cũng như thương hiệu Apple danh tiếng. Điều này khiến nhiều người dùng sẽ luôn cảm thấy iPhone khác biệt so với phần lớn những chiếc điện thoại Android. Về giá thành sản xuất, với mỗi chiếc iPhone 6, Apple chỉ bỏ ra khoảng 200 USD, trong khi giá bán trung bình của sản phẩm lại gấp 3 lần giá trị thực.

Người Dùng Hưởng Lợi

Thực tế, dù các nhà sản xuất đang gặp phải những khó khăn nhất định trong tình hình kinh doanh, người dùng vẫn được hưởng lợi nhiều nhất. Hoặc các thương hiệu lớn sẽ buộc phải giảm giá sản phẩm để kích cầu, như bộ đôi Galaxy S6 và S6 Edge. Hoặc người dùng sẽ có quyền lựa chọn các thương hiệu mới nổi sẽ ra đời với giá thành phải chăng hơn, mà vẫn đảm bảo đầy đủ các hiệu năng.
55Vote
42Vote
32Vote
21Vote
10Vote
4.110
Ý kiến bạn đọc
12 Tháng Tám 20159:29 CH
Khách
Dân không biết nhiều vê` Smart Phone thi` thích có một caí iPhone để 'show off". Con` dân sành sỏi vê` Smart Phone thi`luôn tự hoỉ " Taị sao phaỉ trả một đống tiền để mua caí iPhone ???"
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).