Công Nghệ In 3D Đe Dọa Đến Hệ Thống Bằng Sáng Chế Như Thế Nào?

16 Tháng Giêng 20169:00 CH(Xem: 7464)
Công Nghệ In 3D Đe Dọa Đến Hệ Thống Bằng Sáng Chế Như Thế Nào?
blank
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, trong khi giới âm nhạc vẫn đang đau đầu với tình trạng vi phạm bản quyền, thì có vẻ như điều tương tự sắp xảy đến với các kỹ sư công nghệ, nguyên nhân chính là do công nghệ in 3D.

Cụ thể, sự phát triển của công nghệ in 3D sẽ khiến cho hệ thống bằng sáng chế bị đe dọa trên quy mô lớn, tình trạng này cũng giống như các bài hát đang bị phát tán lậu khắp nơi trên Internet. Trong khi đó, hệ thống pháp luật và nhiều kỹ sư còn chưa chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt.

Nhà Máy Sản Xuất Nằm Ngay Trong Tầm Tay

Hãy tưởng tượng, thay vì vài bài hát, mọi người có thể tải xuống từ Internet một vật thể 3 chiều. Người dùng chỉ cần đưa tay vào màn hình và lấy ra một thứ gì đó. Công nghệ in 3D hoàn toàn có thể biến điều này thành hiện thực.

Những tệp tin thiết kế CAD sẽ chỉ dẫn cho các máy in 3D làm việc đều nằm ở dạng kỹ thuật số. Điều này có nghĩa là nó có thể dễ dàng bị phát tán trên mạng. Thực tế, đã có nhiều tệp tin CAD ở dạng đơn giản đã và đang được chia sẻ miễn phí.

Khi chúng được tải về, mọi người có thể sản xuất vật thể ngay tại nhà với máy in 3D. Tệp tin điều khiển máy in, phun các vật liệu theo từng lớp và xây dựng thành một đối tượng hoàn chỉnh. Hiện đã có nhiều máy in 3D có khả năng tạo ra các đối tượng phức tạp, từ bộ phận động cơ tên lửa, vũ khí hay thậm chí là các mô sinh học.

Các tệp tin CAD có thể được tạo đơn giản bằng cách quét qua một mẫu vật. Nếu là một kỹ sư, họ còn có thể vẽ lại hoàn chỉnh với phần mềm máy tính. Mọi việc gần như chỉ với một cái bấm nút. Điều này cũng có nghĩa là, một bằng sáng chế có thể bị xâm phạm bởi hàng triệu người đơn giản chỉ với một cái bấm nút.

Các Bằng Sáng Chế Sẽ Trở Thành Giấy Lộn

Các bằng sáng chế hiện được cấp theo cách khác nhau ở từng quốc gia. Nhưng về cơ bản, chúng sẽ được trao cho những phát minh tiên tiến, hữu ích và có tính ứng dụng rộng rãi. Một bằng sáng chế sẽ giúp chủ sở hữu ngăn chặn người khác sử dụng và kinh doanh phát minh của họ.

Một công ty có thể dựa vào hệ thống bằng sáng chế để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, kinh doanh độc quyền sản phẩm để thu hồi chi phí nghiên cứu R&D. Các chủ sở hữu bằng sáng chế còn được hỗ trợ đắc lực trong việc thương mại hóa sản phẩm.

Vì các hoạt động cấp bằng sáng chế là cần chi phí, nên một phát minh hoàn toàn có thể không lấy bằng sáng chế. Tuy nhiên, chắc chắn giá trị của nó sẽ nhanh chóng giảm sút bởi chủ sở hữu sẽ không nhận được ưu đãi quan trọng. Nhưng với sự phát triển của công nghệ in 3D, ngay cả khi các kỹ sư cầm bằng sáng chế của mình trong tay, họ vẫn có thể bị mất đi các ưu đãi riêng.


Khi các tệp tin CAD của sáng chế được phát tán trên Internet, mỗi một lần nó được in ra cũng là một lần vi phạm bản quyền của chủ bằng. Các chủ sở hữu bằng sáng chế có nguy cơ bị mất vĩnh viễn các lợi thế của mình. Nếu muốn kiện tụng các vi phạm, chủ sở hữu phải nhận thức được ai đang sử dụng máy in 3D để in các tệp CAD. Nhưng với tình hình phát triển của lĩnh vực in 3D hiện nay, việc truy tìm sẽ sớm trở thành mò kim đáy bể. Lấy ví dụ điển hình từ âm nhạc: việc kiện một người tải một bản nhạc lậu từ Internet hiện nay là vô phương.

Ngoài ra, mọi người có thể nhận thức một bài nhạc trên mạng là có bản quyền. Nhưng không phải ai cũng biết đến một sáng chế đã được ghi danh. Mà để thu hút khách hàng, những người bán máy in 3D có thể sẽ cung cấp các tệp CAD có sẵn cho khách hàng của mình. Hàng loạt các trang web cũng có thể được lập ra và chia sẻ hàng trăm ngàn tệp CAD. Người dùng thì chỉ đơn giản in nó ra bởi sự thích thú mà không cần biết sản phẩm đã được ghi danh bằng sáng chế hay chưa.

Có Nên Xử Lí Một Vi Phạm Từ Tệp Tin CAD?

Một bằng sáng chế được nhận định bị xâm phạm khi có ai đó làm ra vật thể hữu hình của chính nó. Nhưng với một tệp tin CAD, việc này chỉ đơn giản trở thành một lần bấm nút máy in 3D. Liệu hệ thống luật pháp có kịp thay đổi để xử lý vi phạm từ những tệp CAD?

Giáo sư Lucas Osborn, đến từ Đại học Luật Campbell, đã ủng hộ ý tưởng này. Ông cho rằng các tệp tin CAD đang được xếp vào loại vi phạm bản quyền kỹ thuật số. Vì vậy, việc bán một tập tin CAD in ra một phát minh đã ghi danh bằng sáng chế cần được quy là phạm pháp. Các tập tin CAD mang giá trị của phát minh. Và người bán chúng đang chiếm đoạt giá trị kinh tế của bằng sáng chế.

Còn với trường hợp chỉ sở hữu tập tin CAD mà không bán nó, Lucas Osborn cho rằng nó sẽ không bị cấu thành vi phạm. Các tệp tin CAD của một phát minh có thể được xây dựng lại và giữ riêng trong phần mềm máy tính. Thậm chí điều này còn được khuyến khích, bởi nó có thể giúp các kỹ sư khác cải tiến các sáng chế.

Nhìn chung, với sự phát triển của công nghệ in 3D hiện nay, hệ thống bằng sáng chế đang bị đe dọa, cũng giống như tình hình bản quyền nhạc số trên Internet. Các kỹ sư nên sớm nhận ra mối đe dọa này. Các ca sĩ có thể vẫn trình diễn các ca khúc của mình ở các live show nhiều lần khi chúng vẫn bị tải lậu tràn lan trên mạng. Nhưng một kỹ sư không thể làm điều tương tự nếu phát minh của họ bị in 3D dễ dàng.
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
11Vote
4.25
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).