Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Có Thể Khiến Một Nửa Dân Số Thế Giới Bị Thất Nghiệp

14 Tháng Hai 20168:00 CH(Xem: 9357)
Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) Có Thể Khiến Một Nửa Dân Số Thế Giới Bị Thất Nghiệp
blank
Mối đe dọa từ trí thông minh nhân tạo (AI - Artificial Intelligence) với nền kinh tế thế giới là không thể phủ nhận. Các cỗ máy sẽ có thể khiến 50% dân số thế giới lâm vào cảnh thất nghiệp trong 30 năm nữa, tính từ năm 2016.

Trung tuần tháng 02/2016, nhà khoa học Moshe Vardi chia sẻ với Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ (AAAS - American Association for the Advancement of Science) : “Chúng ta đang tiến đến gần thời điểm mà máy móc có thể làm tốt hơn con người ở hầu hết các công việc. Tôi tin rằng xã hội chúng ta cần đối mặt với câu hỏi này trước khi nó tác động đến chúng ta : Nếu các cỗ máy có thể thực hiện hầu hết những việc mà con người có thể làm, thì con người sẽ làm gì ?”

Trong năm 2015, nhà vật lý Stephen Hawking và các nhà tỷ phú công nghệ Bill Gates và Elon Musk cũng đã đưa ra những cảnh báo tương tự. Stephen Hawking đã cảnh báo rằng  trí tuệ nhân tạo “có thể đánh dấu chấm hết cho nhân loại”. Cón Elon Musk cho rằng AI đại diện cho “mối đe dọa lớn nhất đến sự tồn tại của nhân loại”.

Mối quan ngại về AI đã lan đến Liên Hiệp Quốc, vào năm 2015, một nhóm có tên gọi “Cuộc vận động ngăn chặn Robot tàn sát con người” đã gặp gỡ các nhà ngoại giao để đưa ra cảnh báo về AI.

Moshe Vardi là một giáo sư tại Đại học Rice, từng đạt giải thưởng Guggenheim Fellow. Ông cho biết, công nghệ AI đại diện cho mối đe dọa tinh vi hơn những máy bay không người lái vô chủ mà các nhà hoạt động lo sợ. Ông cho rằng trí tuệ nhân tạo có thể đẩy tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu lên đến 50%, xóa sổ tầng lớp trung lưu và trầm trọng hóa thêm sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp.

Không giống như cuộc cách mạng công nghiệp, ông cho rằng “Cuộc cách mạng AI” sẽ không phải là vấn đề giữa sức mạnh vật lý của máy móc và sức lao động của con người, mà thay vào đó, là cuộc đua giữa trí thông minh của con người và trí tuệ và sức mạnh của máy móc.

Riêng ở Trung Quốc, câu hỏi này đã và đang tác động đến hàng nghìn việc làm, khi những nhà sản xuất thiết bị điện tử như Foxconn và Samsung phát triển các robot có độ chính xác cao để thay thế cho nguồn lao động là con người.

Trong bài nói chuyện của mình, Moshe Vardi đã ám chỉ tầm nhìn lạc quan thái quá của nhà kinh tế học John Keynes về máy móc. Theo Keynes, với những máy móc thông minh trong tương lai, hàng tỷ người sẽ chỉ cần làm việc một vài giờ mỗi tuần là có được cuộc sống dễ dàng. Ý tưởng này cũng được Ray Kurzweil, giám đốc kỹ thuật của Google ủng hộ. Ông còn chia sẻ niềm tin rằng, một siêu AI có thể mang đến điều không tưởng về một tương lai kết hợp giữa người và máy, khi đó máy móc sẽ trở thành một phần của cơ thể người.

Vậy liệu tương lai có tươi sáng như những ý kiến lạc quan trên? Vardi nhấn mạnh rằng, ngay cả khi máy móc làm cuộc sống dễ dàng hơn, nhân loại sẽ phải đối mặt với một thách thức sống còn.

Ông cho biết: “Tôi không nhìn thấy một tương lai hứa hẹn, vì tôi không thấy những triển vọng về một cuộc sống chỉ có vui chơi thư giãn là hấp dẫn. Tôi tin rằng lao động mới là điều cần thiết cho sức khỏe và niềm hạnh phúc của con người.”

Máy tính đang ngày càng thông minh hơn, có khả năng lắng nghe, nhìn và học theo con người nhờ công nghệ Deep Learning. Ngày càng phổ biến các loại hình robot phục vụ, robot nội trợ, thậm chí là các cỗ máy được trang bị công nghệ sinh hóa giúp chăm sóc y tế, sức khỏe. Rồi thì con người sẽ làm những gì khi máy móc có thể làm hầu hết mọi việc ?

Moshe Vardi cho rằng công nghệ đã thay đổi nhanh chóng nền kinh tế Mỹ trong vòng 50 năm qua. “Chúng ta đều vui mừng khi nghe thấy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống, nhưng tập trung vào báo cáo việc làm hàng tháng sẽ che giấu đi thực tế rằng Mỹ vẫn ở tình trạng khủng hoảng kinh tế trong 35 năm gần đây.”

Trích dẫn các nghiên cứu của Đại học MIT, ông lưu ý rằng cho dù GDP của Mỹ tiếp tục được thúc đẩy bằng cách tăng năng suất, số việc làm đã đạt đỉnh điểm vào năm 1980 và lương trung bình của các hộ gia đình đã giảm xuống. Vardi cho biết: “Đó là tự động hóa”

Ông cũng dự đoán tác động của sự tự động hóa đến thất nghiệp sẽ gây ra những hậu quả chính trị nặng nề, dẫn đến việc các chính trị gia sẽ cố tình lờ chúng đi. “Chúng ta đang ở trong năm bầu cử tổng thống, và vấn đề này đã không còn hiện diện trên màn hình nữa rồi.” Ông nhấn mạnh rằng hầu như không có nghề nghiệp nào của con người hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi AI: “Bạn có dám cược rằng mọi người sẽ từ chối những sản phẩm robot tình dục không ? Tôi thì không.”

Trong năm 2015, công ty tư vấn McKinsey đã công bố nghiên cứu về những công việc nào sẽ chịu nhiều rủi ro do các máy móc thông minh, và thấy rằng có nhiều công việc – hay ít nhất những công việc được có thu nhập cao, như bác sỹ và quản lý quỹ đầu tư – tránh được rủi ro này nhiều hơn các công việc khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng, các công việc thu nhập thấp, như trồng cây hay trợ giúp sức khỏe, dường như cũng ít có thay đổi.

Ngược lại, họ kết luận rằng 20% thời gian làm việc của các CEO sẽ được tự động hóa với những công nghệ hiện đại, và gần 80% các công việc của một thư ký có thể được tự động hóa. Nghiên cứu cũng khá tương đồng với kịch bản tồi tệ nhất theo dự đoán của Vardi, nhưng cho rằng khoảng 45% số người làm việc có thể được tự động hóa bởi công nghệ hiện tại.

Vardi chia sẻ mong muốn tập hợp các nhà khoa học để xem xét vấn đề “Liệu công nghệ mà chúng ta đang phát triển cuối cùng có lợi cho nhân loại không? Nhân loại sắp phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong lịch sử, đó là đi tìm ý nghĩa trong cuộc sống, sau khi kết thúc thời kỳ ‘đổ mồ hôi sôi nước mắt để có miếng ăn’. Chúng ta cần nắm bắt lấy cơ hội và đối đầu với thử thách này.”

Ở Mỹ, Bộ trưởng Bộ lao động Mỹ, Thomas Perez cho rằng các cảng biển nên cân nhắc việc sử dụng những robot cần cẩu và xe tự động để cạnh tranh với các cảng trên thế giới, bất chấp sự phản ứng của các nghiệp đoàn. Hồi năm 2013, 2 giáo sư của Đại học Oxford đã dự đoán rằng sẽ có khoảng 47% lao động Mỹ, từ nhân viên tiếp thị qua điện thoại đến thư ký pháp lý và đầu bếp, sẽ bị thay thế bằng máy móc tự động hóa.

Thực tế, cũng có nhiều ý kiến phản đối dự báo thảm khốc của Moshe Vardi, điển hình như Nicholas Carr - phóng viên từng đoạt giải Pulitzer - và Edward Geist - nhà khoa học trường Stanford. Theo đó, Nicholas Carr lập luận rằng, sự sáng tạo và trực giác của con người khi đối mặt với những vấn đề phức tạp là không thể thay thế, và đó là lợi thế so với sự chính xác của máy tính.

Còn Martin Ford, tác giả của cuốn “Sự trỗi dậy của Robot : Công nghệ và Mối đe dọa đến một tương lai thất nghiệp” (Rise of the Robots: Technology and the Threat of a Jobless Future) cho rằng, tự động hóa sẽ tác động đến chính trị nếu các nhà khoa học và chính phủ không giải quyết vấn đề mà “đối với rất nhiều những người không thuộc tầng lớp thượng lưu của xã hội, thì nó sẽ khá u ám và bi quan”
512Vote
45Vote
33Vote
22Vote
12Vote
424
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).