Google Sẽ Thay Thế Bác Sĩ, Chẩn Đoán Bệnh Thông Qua Các Triệu Chứng

22 Tháng Sáu 20168:00 CH(Xem: 7604)
Google Sẽ Thay Thế Bác Sĩ, Chẩn Đoán Bệnh Thông Qua Các Triệu Chứng
blank
Hạ tuần tháng 06/2016, Google tuyên bố phát triển ứng dụng dành cho iOS và Android, giúp chẩn đoán bệnh cho người dùng thông qua các triệu chứng cụ thể được cung cấp.

Theo đó, Google cho biết, trước đây, khi cảm thấy đau dạ dày hoặc khó chịu trên cơ thể trong khi ngại đi đến bác sỹ vì những thủ tục rườm rà, phức tạp, hầu hết người dùng sẽ tìm kiếm giải pháp tạm thời thông qua bộ máy tìm kiếm Google. Tuy nhiên, bộ máy tìm kiếm mạnh mẽ thường cho ra hàng trăm nghìn kết quả trong chưa đầy một giây, và người dùng rất dễ dàng nhầm lẫn giữa triệu chứng dị ứng với một căn bệnh nào đó lây qua những con đường khác.

Do đó, Google quyết định sẽ nghiên cứu và ra mắt tính năng mới gọi là “Symptom search”, hoạt động trên nền tảng iOS và Android, có tác dụng tương tự khi tìm kiếm kết quả với các triệu chứng mà người dùng tìm kiếm, nhưng sẽ cung cấp những kết quả cụ thể và được sàng lọc kỹ càng, phù hợp hơn.

Chẳng hạn như với từ khóa “trẻ em đau đầu gối” sẽ cho ra một danh sách toàn bộ các tình trạng liên quan. Còn những từ khóa đơn giản hơn như “đau đầu” thì sẽ kèm thêm một vài dòng miêu tả chung về triệu chứng của người dùng, đi cùng các phương pháp tự đối phó, và cuối cùng là lời khuyên cho việc liệu có cần thiết đến gặp bác sĩ hay không.

Ngoài ra, hãng cũng phát triển giao diện “thẻ” (tab) cho các giải pháp điều trị để người dùng có thể kéo-trượt-thả dễ dàng và thuận lợi hơn, mà vẫn có thể click vào để xem thông tin chi tiết.

Theo thống kê, khoảng 1% lượng người dùng Google Search có những nhu cầu tìm kiếm liên quan đến lĩnh vực sức khỏe và các triệu chứng, nên hãng muốn cung cấp những dịch vụ toàn vẹn nhất cho người dùng. Google sẽ tạo ra danh sách những triệu chứng liên quan bằng cách thu thập thông tin từ kết quả tìm kiếm gốc, khớp với tình trạng sức khỏe của đối tượng, được đối chiếu với dữ liệu từ các cơ sở y tế trên nền tảng Knowledge Graph của hãng. Cùng với đó, các thành viên, chuyên gia đến từ Đại học Y Harvard và Phòng khám Mayo cũng sẽ trực tiếp tham gia trợ giúp vào quá trình.

Trong tương lai, Google dự kiến sẽ phát triển, mở rộng phạm vi của tính năng mới hơn nữa, không chỉ dành cho Mỹ và dùng ngôn ngữ tiếng Anh mà còn cả các quốc gia và ngôn ngữ khác. Hãng hy vọng có thể khiến Symptom Search trở thành một công cụ quen thuộc luôn xuất hiện trên mọi trình duyệt. Thực tế, các hãng công nghệ khác cũng đã và đang phát triển và hoàn thiện công cụ chẩn đoán riêng của họ. Google sẽ cần phải nỗ lực để thuyết phục người dùng đến với dịch vụ của mình hơn là WebMD hay Symtomate.
510Vote
47Vote
38Vote
28Vote
19Vote
342
Ý kiến bạn đọc
23 Tháng Sáu 20169:52 CH
Khách
Bác sĩ Google chẩn bệnh phải coi chừng kẻo "Lợn Lành Hóa Lợn Què" hoặc đi khám bác sĩ thì quá muộn. Nên nhớ bác sĩ Google không kê toa thuốc được và không có hồ sơ bệnh lý cá nhân. Rất cẩn thận khi sử dụng dịch vụ này kẻo hối tiếc về sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).