Vì Sao Facebook, Google Và Microsoft Đều Đặt Các Trung Tâm R&D Ở Israel?

12 Tháng Mười 201610:00 CH(Xem: 9578)
Vì Sao Facebook, Google Và Microsoft Đều Đặt Các Trung Tâm R&D Ở Israel?
blank
Được sinh ra chỉ từ năm 1948, đến năm 2016, Israel đang nổi tiếng là một trong những trung tâm công nghệ sáng tạo nhất thế giới. Các công ty đa quốc gia như Google, Facebook, Microsoft, Intel và hơn 300 đơn vị khác đã từ Thung lũng Silicon đều đã lập văn phòng tại đây và mua lại nhiều startup của Israel. Đồng thời, họ còn xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) của mình ở quốc gia 9 triệu dân.

Vậy điều gì đã khiến Israel trở thành điểm đến hấp dẫn của các công ty công nghệ? Các nhà quản lý của những công ty lớn lần lượt giải thích:

Là Garage Của Google Ở Trung Đông

Don Dodge, một nhà phát triển của Google, cho biết: “Công việc của tôi ở Google là đi vòng quanh thế giới và nói chuyện với các nhà phát triển, các công ty khởi nghiệp và nhà đầu tư. Tôi đã đi đến mọi ngóc ngách. Từ Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, tất cả các nước Châu Âu, vùng Bắc Âu, mọi nơi. Nhưng không có quốc gia nào có cùng cách suy nghĩ với chúng tôi như là Israel. Israel thật sự là một ‘Quốc gia Khởi nghiệp’. Họ nghĩ giống chúng tôi. Họ phá vỡ các thứ, làm nên nhiều thứ, rất sáng tạo. Điều đó thật đặc biệt”.

Google đã bắt đầu mở văn phòng tại Israel từ năm 2006, thời điểm công ty chỉ còn là một startup 5 năm tuổi. Đến năm 2016, Google đã có hơn 600 kĩ sư làm việc ở đất nước này, họ đều làm việc với những sản phẩm cốt lõi của Google như Search, Maps và Live Results. Dodge cho biết, khoảng một nửa các kĩ sư này tốt nghiệp trường Đại học Tel Aviv, “Có một nguồn nhân tài đáng kinh ngạc ở đây”.

Dodge chia sẻ thêm rằng giá thuê kĩ sư ở những nơi như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc rẻ hơn nhưng chất lượng không tốt bằng Israel. “Vấn đề là về sáng tạo, phát minh cái mới, dám chấp nhận rủi ro, và hiểu cách tham gia thị trường. Đó là cách mà Israel vận hành. Chứ không phải là về chi phí”.

Google cũng xây dựng một không gian riêng dành cho các công ty startup tại thủ đô Tel Aviv để cung cấp chỗ làm việc cho những người muốn thành lập công ty khởi nghiệp. Khi một công ty nào đó lọt vào mắt xanh của Google, hãng sẽ cố gắng mua lại nhằm thu hút nhân tài và kiến thức của họ. Chẳng hạn như, Google đã mua lại SlickLogin để tích hợp công nghệ của họ vào quy trình hội nhập 2 bước, đang được áp dụng cho các dịch vụ Google. “Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào các công ty ở Israel, và đã mua được 5 công ty. Waze là công ty có giá trị lớn nhất với giá 1 tỷ USD, và đó là một khoản đầu tư tuyệt vời”.

Facebook

Adi Soffer Teeni, CEO của Facebook Israel, cho biết công ty bà thành lập từ 3 năm trước và hiện đang vận hành dưới danh nghĩa một nhóm nghiên cứu và phát triển nhỏ. Ngoài ra, còn có một nhóm khác chuyên làm việc với các nhà khởi nghiệp trong hệ sinh thái startup địa phương. Adi Soffer Teeni chia sẻ, đội ngũ kĩ sư của Facebook ở Israel đã đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra một trong những sản phẩm mới của công ty, nhưng không nói rõ là tính năng hay sản phẩm gì.

Khi được hỏi vì sao Facebook lại chọn Israel làm nơi R&D, Adi Soffer Teeni cho biết: “Có nhiều nhân tài ở đây. Các công ty đa quốc gia thường tới đây để lập nên những trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn và tuyển những người có cách suy nghĩ sáng tạo”.

Bà cũng nhấn mạnh rằng văn hóa ở trung tâm R&D ở Israel không khác so với trụ sở chính ở thung lũng Silicon, nơi các kĩ sư “tạo ra những thứ tuyệt vời” trong khi mặc “quần short và mang dép kẹp”. “Có một phép màu không dễ giải thích nó là gì, nhưng Israel là sân chơi mà các công ty đa quốc gia có thể là nhà”.

Bà Teeni cũng cảnh báo về những thành phố startup nổi trội khác đang phát triển nhanh chóng tại Châu Âu có thể sẽ cạnh tranh với Israel. Ý của bà có thể đang ám chỉ tới London, Berlin, Stockholm và Paris. Qua đó, bà thúc giục các startup Israel và kĩ sư hãy tập trung vào sản phẩm và kĩ năng để giành được lợi thế.

Intel

Roy Ramon, giám đốc chương trình đối tác của Intel, cho biết Intel là một trong những công ty thuê nhiều nhân sự nhất tại Israel với khoảng 11,000 nhân viên trên cả nước. Công ty đã thành lập trụ sở tại Israel từ 40 năm trước, và hiện đang tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ramon dùng chữ "chutzpah", thuộc ngôn ngữ Israel, là từ dùng để chỉ sự tự tin của một cá nhân nào đó, để nói về Israel. Ông cho rằng đây là thứ hữu dụng mà người dân Israel có sẵn trong máu của mình.

“Lý do khiến tôi khởi động chương trình đối tác startup là vì khi bạn (một đối tác), ở vai trò một tập đoàn, đi gặp một công ty ở Israel, họ tới và nói thẳng với kĩ sư của chúng tôi rằng chúng tôi đang làm sai. Mọi thứ bị gạt bỏ hết, trong khi kĩ sư của chúng tôi đã làm việc nhiều năm trời. Họ đều là những chuyên gia trên thế giới, vậy mà có một startup dám mạnh dạn đi tới một công ty khổng lồ như Intel và nói: Mấy anh đang làm sai bét hết rồi. Đây là văn hóa không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác trên thế giới”

Microsoft

Zack Weisfeld, tổng giám đốc Chương trình Thúc đẩy Toàn cầu của Microsoft, cho biết cơ sở R&D của công ty ông có khoảng 1,000 người tại Israel kể từ khi văn phòng đầu tiên bắt đầu mở ra 25 năm trước. “Đây là trung tâm R&D đầu tiên mà chúng tôi mở cửa ngoài trụ sở chính”.

Theo Weisfeld, có nhiều công nghệ mới đang được ứng dụng tại Israel và Microsoft luôn muốn làm việc cùng các startup - thậm chí là mua lại - ở những lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo (AI). “Hầu hết những nhà sáng lập mà chúng tôi thấy ở Israel đều xuất phát từ thế giới công nghệ chứ không phải là từ mảng kinh doanh, không phải là một ông lớn kinh doanh cố gắng giải quyết một vấn đề nào đó và đi đồng sáng lập bên mảng kĩ thuật. Họ thật sự có rất nhiều chất xám và đang đẩy mạnh ở những thứ như nông nghiệp, robot, sức khỏe”

Weisfeld chia sẻ thêm: “Có một vài lý do về văn hóa, và một vài thứ về sự hiểu biết thị trường và kinh doanh mà các startup Israel sẽ gặp khó khăn ở thời gian đầu. Nhưng nếu đặt họ vào đúng chỗ, không gì có thể ngăn họ lại”.

Những Công Ty Khác

Amazon và Apple cũng đang phát triển những công nghệ mới tại các trung tâm R&D ở Israel nhưng im tiếng hơn. Một nhân viên Apple từng tiết lộ rằng iPhone 8 đang được phát triển ở một nơi cách Tel Aviv khoảng 15km. Có khoảng 800 nhân viên tại trung tâm nghiên cứu của Apple, được ra đời từ năm 2012 và giám sát bởi Johny Srouji, phó chủ tịch chịu trách nhiệm phần cứng tại Apple.

Văn phòng ở Israel được mở ra sau khi Apple mua lại 2 startup: công ty thiết kế bộ nhớ flash Anobit (2012) và đơn vị phát triển cảm biến 3D PrimeSense (2013). Sau đó, Apple cũng mua thêm công ty camera LinX.

Nguồn tin thân cận với Apple tiết lộ, cơ sở nghiên cứu của công ty ở Herzliya đang phát triển phần cứng như chip, bộ nhớ, camera và linh kiện không dây. Năm 2015, trong một chuyến thăm Israel, CEO Tim Cook nói rằng cơ sở ở đây là văn phòng nghiên cứu lớn thứ 2 của Apple trên thế giới.

Amazon cũng có trung tâm R&D ở Israel, dù không cho biết có bao nhiêu nhân viên tại văn phòng ở đây, nhưng cho biết họ đang làm việc với Amazon Web Services - dịch vụ cho thuê điện toán đám mây của Amazon cùng nhiều dự án khác. Amazon cũng đã mua lại Annapurna Labs, công ty chuyên làm chip, hồi năm 2015 với giá khoảng 350 triệu USD.
58Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
58
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).