Samsung Cắt Giảm 1/3 Dự Tính Lợi Nhuận Hàng Quý

14 Tháng Mười 20161:25 SA(Xem: 6724)
Samsung Cắt Giảm 1/3 Dự Tính Lợi Nhuận Hàng Quý
blank
Trung tuần tháng 10/2016, Samsung Electronics thông báo cắt giảm 1/3 dự tính lợi nhuận hàng quý, có thể lên đến 2.3 tỷ USD, do hậu quả từ việc khai tử dòng sản phẩm Galaxy Note7.

Galaxy Note 7 có lẽ là một trong những sản phẩm thất bại gây hậu quả tốn kém nhất trong lịch sử công nghệ. Hàng loạt thiệt hại tài chính mà Galaxy Note7 gây ra sau một đợt thu hồi toàn cầu và nhiều tuần khắc phục vấn đề, đã làm cho Samsung – nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới phải hạ mức kỳ vọng lợi nhuận trong Q3/2016 (từ tháng 7 đến tháng 9) sẽ chỉ ở mức 5,200 tỷ Won (khoảng 4.7 tỷ USD), giảm thê thảm so với mức kỳ vọng 7,800 tỷ Won (gần 7 tỷ USD) trước đó.

Trong tuyên bố của mình, Samsung cho biết khoản cắt giảm 2,600 tỷ Won (khoảng 2.3 tỷ USD) cho thấy những tác động lên doanh thu và thu nhập từ quyết định dừng bán dòng Galaxy Note 7. Ước tính doanh thu Q3/2016 của Samsung cũng bị cắt giảm xuống còn khoảng 47,000 tỷ Won (khoảng 42 tỷ USD) thay vì mức ước tính 49,000 tỷ Won (gần 44 tỷ USD) trước đây.

Việc ước tính thu nhập mới bị hạ đến 30% so với lợi nhuận hoạt động cùng kỳ năm 2015 đã buộc các nhà đầu tư và các nhà phân tích phải cân nhắc tác động lâu dài lên thương hiệu và thu nhập của Samsung. Trong đó, các sản phẩm smartphone từ những đối thủ của Samsung trong mảng Android sẽ được hưởng lợi nhiều từ sự cố của Galaxy Note7, vì nhiều người dùng sẽ tìm kiếm nhà cung cấp khác.

Park Jung-hoon, nhà quản lý quỹ tại HDC Asset Management, quỹ đang sở hữu cổ phần của Samsung, cho biết: “Có thể lợi nhuận Q4/2016 sẽ vẫn bị ảnh hưởng, nhưng nó sẽ không lớn như Q3. Tôi nghĩ rất có thể lợi nhuận Q4 sẽ khoảng 7,000 tỷ Won (6.2 tỷ USD).”

Ông Park cho biết, những chỉ dẫn ban đầu về thu nhập được phát hành trong thượng tuần tháng 10/2016 cho thấy, vấn đề của chiếc Galaxy Note7 đã gây ra tác động 1,000 tỷ Won (gần 900 triệu USD) đến lợi nhuận, làm cho tổng thu nhập Q3/2016 chỉ vào khoảng 3,600 tỷ Won (khoảng 3.22 tỷ USD). Đây đã là một cú đánh mạnh vào công ty, nhưng các nhà đầu tư vẫn e ngại rằng con số ảnh hưởng đến lợi nhuận sẽ lớn hơn 5,000 tỷ Won (khoảng 4.5 tỷ USD).

Cổ phiếu Samsung đã giảm 10% trong một tuần, và vẫn đang tiếp tục đà sụt giảm theo tuần lớn nhất kể từ tháng 05/ 2012. Một số nhà đầu tư nhận định, Samsung có thể cần trả lại tiền mặt cho các cổ đông, bằng cách chia cổ tức hoặc mua lại bổ sung, để trấn an thị trường đang bất ổn.

Theo Park Jung-hoon, Samsung có thể phải thông báo một đợt mua lại cổ phiếu trị giá từ 2,000 tỷ Won (khoảng 1.79 tỷ USD) cho đến 3,000 tỷ Won (khoảng 2.69 tỷ USD) để xoa dịu làn sóng phẫn nộ của các cổ đông.


Đầu tháng 09/2016, Samsung đã thông báo một đợt thu hồi khoảng 2.5 triệu chiếc Galaxy Note 7 sau khi xuất hiện hàng loạt các báo cáo phát cháy. Tưởng chừng như công ty đã kiểm soát được tình hình với chương trình đổi mới thiết bị với các viên pin mới, cho đến khi những chiếc điện thoại được thay mới cũng bắt đầu bốc khói và phát cháy.

Các nhà đầu tư và phân tích đều cho rằng, thiệt hại đến thương hiệu và thu nhập tương lai của Samsung sẽ còn kéo dài, cho đến khi nguồn gốc của vấn đề được làm sáng tỏ. Một số dự đoán còn cho rằng số doanh thu bị sụt giảm có thể lên đến 17 tỷ USD cho Samsung.

Kim Hyun-su, nhà quản lý quỹ IBK Asset Management, cho biết: “Cần phải có lời giải thích từ Samsung để người dùng biết rằng vấn đề sẽ không xảy ra đối với các phiên bản tiếp theo. Samsung cần giải thích rõ ràng và thừa nhận sai lầm nào đã xảy ra.”

Các nhà quản lý quỹ IBK Asset Management nhận định vụ việc Note7 đang thúc đẩy Samsung ra mắt chiếc smartphone dòng S-series mới càng sớm càng tốt. Thông thường, công ty sẽ ra mắt chiếc Galaxy S mới bên lề triển lãm công nghệ Mobile World Congress (MWC) đầu năm để cạnh tranh với Apple trên thị trường smartphone.

Các chuyên gia vẫn đang bối rối về nguyên nhân gây ra hiện tượng quá nhiệt trên những chiếc điện thoại đã được thay thế. Phía Samsung chưa đưa ra bình luận gì. Theo một quan chức giấu tên tại Cơ quan Tiêu chuẩn và Công nghệ Hàn Quốc, đơn vị điều tra vấn đề của Note 7 cùng với Samsung, cho rằng lỗi trên những chiếc điện thoại thay thế không giống với vấn đề của những chiếc điện thoại ban đầu.

Trong khi đó, hàng loạt các cơ quan hàng không và các hãng hàng không trên thế giới đang yêu cầu hành khách tắt nguồn chiếc Note7 và không để chúng trong hành lý ký gửi khi đi máy bay, do lo ngại chúng có thể gây hại cho chuyến bay.

Vijay Michalik, một nhà phân tích tại hãng nghiên cứu Frost & Sullivan chia sẻ: “Bộ phận kiểm soát thiệt hại của Samsung sẽ phải đối mặt với một trận chiến khó khăn để lấy lại hình ảnh, vốn đã bị hoen ố do sản phẩm của họ gây nguy hiểm cho người dùng.”

Các nhà phân tích cũng cho rằng, những thiệt hại cho thương hiệu của Samsung là rất khó để ước lượng được bằng tài chính. Ngoài ra, sẽ diễn ra một cuộc đua khốc liệt giữa các nhà sản xuất Android khác để giành lấy thị phần mà Galaxy Note7 để lại. Đa số người dùng vẫn chỉ lựa chọn giữa iOS của Apple và Android của Google, nên việc Samsung sa chân đang là cơ hội cho các nhà sản xuất khác vượt lên.
54Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.65
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).