AI Của Google Có Thể Tự Thiết Kế Mã Hóa Của Riêng Nó

31 Tháng Mười 20167:00 CH(Xem: 7576)
AI Của Google Có Thể Tự Thiết Kế Mã Hóa Của Riêng Nó
blank
Hạ tuần tháng 10/2016, một số nguồn tin cho biết, AI (trí tuệ nhân tạo) của Google hiện đã không chỉ biết mơ, vẽ tranh hay đánh cờ thắng con người, nó còn có thể tự thiết lập cơ chế mã hóa bảo vệ mà không cần bất cứ sự can thiệp nào từ con người.

Trước đó, dù AI vẫn chưa được học thuật toán mã hóa, nhưng bằng cách sử dụng công nghệ máy học machine-learning, chúng vẫn có thể tự phát triển cơ chế bảo mật cho chính mình. Hiện các thuật toán của chúng vẫn còn khá cơ bản so với trình độ của con người, nhưng Google gọi đây là một bước tiến lớn đối với công nghệ AI.

Hai nhà nghiên cứu của Google là Martin Abadi và David G. Andersen đã tạo nên 3 mạng nơron nhân tạo đặt tên lần lượt là Alice, Bob và Eve. Sau đó, cuộc thử nghiệm được đặt ra là Alice gửi thư cho Bob và mã hóa thông tin trong thư, Eve cố gắng giải mã. Lần lượt, mỗi AI đều gửi và xây dựng phương thức bảo mật cho nội dung bên trong. Để đảm bảo tính bảo mật của nội dung, Alice đã chuyển các từ ngữ thành một đoạn văn tối nghĩa, để bất kỳ ai, bao gồm cả Eve cũng không thể hiểu được. Mà chỉ có Bob mới có thể đoán được các nội dung tối nghĩa mà Alice gởi, đồng thời, cả 2 đã quy định với nhau trước về một số chìa khóa gợi ý, trong khi đó Eve sẽ không hề có quyền truy cập.


Về cơ bản, khả năng bảo mật thông tin trong các tin nhắn của hệ thống mạng nơ ron nhân tạo là khá kém. Tuy nhiên, khi được thực hành nhiều lần, các nhà nghiên cứu nhận thấy, Alice đã dần dần phát triển được chiến lược mã hóa của riêng mình và Bob cũng bắt đầu hình thành nên cách giải mã hiệu quả. Nhóm nghiên cứu cho biết đã lặp đi lặp lại thử nghiệm khoảng 15,000 lần, Bob có thể chuyển toàn bộ những đoạn văn tối nghĩa của Alice gửi thành văn bản có nghĩa. Trong khi đó, Eve cũng "học" được cách giải mã và nó có thể đoán được 8 trên 16 bit hình thành nên tin nhắn. Tuy nhiên, do mỗi bit chỉ có 2 giá trị 0 hoặc 1 nên tỷ lệ vẫn là ngẫu nhiên.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm, hiện họ vẫn chưa hiểu được chính xác cách hoạt động của kỹ thuật mã hóa, vì dù công nghệ machine learning có khả năng cung cấp giải pháp, nhưng việc hiểu làm thế nào nó đưa ra được điều đó là không dễ dàng. Nên hiện vẫn chưa thể đảm bảo tính an toàn khi áp dụng thuật toán mã hóa do AI tạo ra. Có nghĩa là, những ứng dụng thực tiễn của công nghệ mới vẫn còn khá hạn chế. Joe Sturonas, giám đốc hãng mã hóa PKWARE nhận định: “Máy tính với các mạng lưới thần kinh mới hình thành trong những năm gần đây, và hiện chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu."
512Vote
42Vote
31Vote
21Vote
11Vote
4.417
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).