Các Công Ty Công Nghệ Lớn Ở Trung Quốc Đang Nhái Theo App Store

15 Tháng Mười Một 20169:00 CH(Xem: 7391)
Các Công Ty Công Nghệ Lớn Ở Trung Quốc Đang Nhái Theo App Store
blank
Khi sự tăng trưởng của thương mại điện tử đang dần chững lại, các hãng công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Alibaba, DJI đều đang đẩy mạnh đầu tư vào cửa hàng vật lý truyền thống giống Apple Store.

Tháng 09/2016, nhà sản xuất drone DJI đã mở cửa hàng flagship tại khu vực náo nhiệt Causeway Bay của Hồng Kông. Ở tầng trệt được vây quanh bởi lưới đen tương tự như một cái lồng, nơi cho phép khách hàng dùng thử máy bay. Tầng 2 mô phỏng theo kiểu viện bảo tàng, các bức tường trang trí bằng ảnh rừng trúc tại Kyoto, Nhật Bản, được đóng khung; con thuyền lướt bọt trắng xóa tại Philippines; trang trại tại Hà Lan chụp từ trên cao. Còn tầng 3 là nơi sửa chữa thiết bị.

Thương hiệu DJI đã thành lập được 10 năm, nhưng bán hàng ở cửa hàng là một điều mới. Không giống như các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc khác, DJI nổi tiếng ở các thị trường nước ngoài hơn, với khoảng 80% doanh thu đến từ thị trường quốc tế, hơn một nửa trong số đó đến từ Mỹ. Michael Perry, giám đốc đối tác chiến lược của DJI cho biết, thị trường Mỹ đã dạy cho DJI bài học về giá trị của các cửa hàng truyền thống. Một giao dịch với Apple, đặt hàng dòng drone Phantom 4 tại hơn 400 Apple Store khắp thế giới, khiến doanh thu tăng mạnh và làm cho DJI nghĩ nhiều hơn về mở rộng sự hiện diện trong cửa hàng.

Trong năm 2015, DJI đã mở các cửa hàng tại Thẩm Quyến, Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc) và Hồng Kông. Michael Perry  chia sẻ: “Có một nơi để người dùng nhìn thấy máy bay và bay thử lần đầu tiên là rất quan trọng. Chúng tôi muốn khách hàng đến xem, chạm vào sản phẩm và đặt câu hỏi”

Thực tế, DJI không đơn độc. Ở thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, các công ty công nghệ hàng đầu đang dành sự chú ý nhiều hơn vào cửa hàng vật lý. Đồng sáng lập Jack Ma của Alibaba đã gây ngạc nhiên khi viết trong lá thư gửi cho các cổ đông có đoạn: “Các đối tác thương mại điện tử thuần túy sẽ sớm đối mặt với thách thức khủng khiếp”. Thời buổi mà người dùng Internet không còn tăng trưởng 2 chữ số, “trong vài năm tới, chúng ta chuẩn bị đón nhận sự ra đời của ngành bán lẻ được hình dung lại, dẫn dắt bởi sự kết hợp giữa trực tuyến, ngoại tuyến, hậu cần và dữ liệu”.


Daniel Zhang, CEO Alibaba nhận định rằng cơ hội lớn nhất trong ngành thương mại điện tử là hợp tác với bán lẻ: “Trực tuyến và ngoại tuyến sẽ trở thành trải nghiệm xuyên suốt, không chỉ trong tương tác khách hàng mà trong cả hoạt động kinh doanh”.

Trong năm 2015, Alibaba đã chi ra 4.6 tỷ USD mua 20% cổ phần trong chuỗi bán lẻ điện tử Suning. Người dùng có thể đến khoảng 1,600 địa điểm để thử hàng hóa trước khi quyết định có mua qua mạng hay không. Trong tháng 10/2016, 2 công ty đã thông báo kế hoạch đầu tư khoảng 148 triệu USD để mở quỹ mạo hiểm thương mại điện tử, nhằm quản lý sự xuất hiện của Suning trên các trang Alibaba, và củng cố dịch vụ khách hàng.

Các thương hiệu khác cũng đang chạy theo đầu tư trực tiếp vào mô hình mua sắm tương tự như chuỗi Apple Store, nơi khách hàng được dùng thử và đặt câu hỏi cho các nhân viên bán hàng giải đáp thắc mắc. CK Lu, nhà phân tích thị trường tại Gartner cho biết, sự chuyển dịch thấy rõ nhất là trong ngành kinh doanh smartphone. Nửa sau năm 2015 có khoảng 30% di động mua tại Trung Quốc được đặt hàng qua mạng; còn trong 6 tháng đầu năm 2016, con số đã giảm xuống hơn 20%.

Huawei điều hành 515 cửa hàng khắp Trung Quốc và cũng đang bắt tay với các chuỗi bán lẻ. Còn Xiaomi, cái tên quen thuộc với các đợt bán hàng chớp nhoáng trên mạng, cũng đang tìm tới bán lẻ để nâng cao hình ảnh thương hiệu và khuyến khích người dùng tiêu tiền trên các ứng dụng. Những chuỗi cửa hàng 36 Mi Home trưng bày smartphone mới nhất cùng các đồ điện tử khác.

Jessie Ding, nhà phân tích của Canalys, nhận định các cửa hàng vật lý ngày càng quan trọng hơn vì mang đến cơ hội trình diễn giá trị sản phẩm. Cùng quan điểm, Shaun Rein, Giám đốc quản lý China Market Research, cho rằng thị trường điện tử bão hòa đã tăng thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp: “Đó là điều bắt buộc khi khách hàng ngày càng có thị hiếu tốt hơn và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn. Họ muốn có trải nghiệm bán lẻ riêng tư. Và nếu họ chi nhiều tiền hơn, họ sẽ quan tâm đến các dịch vụ tiếp theo sau đó”.
53Vote
41Vote
30Vote
21Vote
11Vote
3.76
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).