IBM Phát Triển Công Nghệ Giúp Phát Hiện Ung Thư Da Qua Camera Smartphone

20 Tháng Mười Một 201610:00 CH(Xem: 7103)
IBM Phát Triển Công Nghệ Giúp Phát Hiện Ung Thư Da Qua Camera Smartphone
blank
Khoa học công nghệ và y học luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong đời sống. Camera của chiếc smartphone ngày càng có thể làm được rất nhiều việc, chẳng hạn như phát hiện cả ung thư da!

Melanoma là dạng nguy hiểm nhất trong các loại ung thư da. Trong năm 2016, Melanoma là nguyên nhân của hơn 10,000 ca tử vong ở Mỹ. Các nhà khoa học vẫn đang tìm cách để phát hiện và phòng ngừa bệnh Melanoma ở giai đoạn sớm nhất.

Trung tuần tháng 11/2016, trong một bài viết trên IBM Research Blog, Tiến sỹ Noel Codella đã đề xuất một giải pháp giúp xác định sớm những dấu hiệu của melanoma qua các hình ảnh chụp da, nhằm nhanh chóng đưa ra những liệu pháp điều trị kịp thời.

Về lý thuyết, cơ chế vận hành phương pháp mới cũng khá đơn giản: Khi nhận thấy một dấu hiệu khả nghi trên da của mình, người dùng có thể sử dụng chức năng camera để chụp lại phần da đó, vài gửi lên một nền tảng dịch vụ phân tích có khả năng xử lý thông tin hình ảnh và xác nhận nguy cơ mắc bệnh.

Thực tế chắc chắn sẽ phức tạp hơn!

Trước đó, đã từng xuất hiện nhiều ứng dụng hoạt động với chức năng tương tự, nhưng kết quả lại có xác suất sai lệch rất lớn, lên đến 93%. Tuy nhiên, đội ngũ phụ trách tại IBM đang phát triển một công cụ phân tích ảnh số mạnh mẽ và tin cậy hơn rất nhiều so với độ chính xác trước đây.

Vấn đề chủ yếu của phương thức mới nằm ở 2 yếu tố. Đầu tiên là sự xuất hiện và áp dụng phổ biến của Dermascope – những thiết bị có thể tích hợp bên trong camera của smartphone, nhằm tối ưu hóa tính năng xử lý ảnh chụp thương tích để gửi lên hệ thống. Và điều quan trọng hơn là tiềm năng phát triển của một nền tảng dữ liệu được xây dựng để đối chiếu kế quả gửi lên, sau đó phân tích và phản hồi chính xác nhất kết quả lại cho người gửi.

Được biết, cơ sở dữ liệu sẽ được hỗ trợ bởi công nghệ máy học machine-learning của IBM, cùng với tính năng nhận diện hình ảnh và dữ liệu đám mây. Toàn bộ hệ thống sẽ được hợp tác thiết lập cùng với Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Sloan Kettering và ISIC. Nếu xét trên từng công trình riêng lẻ của mỗi bên, sẽ khó mang lại kết quả triệt để, nhưng khi 2 bên hợp tác để hiện thực hóa công nghệ mới, kết quả lạc quan hơn. Sau 2 năm tiếp tục phát triển và hoàn thiện, thành tích mà đội ngũ phụ trách đạt được đã tăng hiệu quả lên gấp 3 lần. Một thống kê về dự án sẽ được công bố trong năm 2017 trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển của IBM, có phiên bản online.

Nhìn chung, công nghệ mới của IBM hiện chưa thể hoàn toàn để dành cho việc chẩn đoán bệnh, mà sẽ phục vụ như một công cụ hỗ trợ các bác sĩ chuyên nghiệp. Bởi vì “nếu một người đang gặp nguy cơ mắc bệnh thì bác sĩ mới là người đảm bảo khả năng chữa bệnh”.

Cũng như nhiều phát kiến khoa học khác, công nghệ mới sẽ phải trải qua nhiều thử nghiệm khắt khe trước khi thực sự được đưa vào áp dụng cho cộng đồng. Và cơ sở dữ liệu khổng lồ của IBM sẽ phần nào giúp rút ngắn quá trình.
52Vote
41Vote
30Vote
21Vote
11Vote
3.45
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).