Amazon Vs. Alibaba: Chiến Tranh Lạnh Trên Thị Trường Thương Mại Điện Tử Đông Nam Á

30 Tháng Mười Một 20167:00 CH(Xem: 7835)
Amazon Vs. Alibaba: Chiến Tranh Lạnh Trên Thị Trường Thương Mại Điện Tử Đông Nam Á
blank
Có thể nói, cuộc chiến thương mại điện tử lớn nhất hiện nay không phải là giữa Amazon và Walmart, mà là giữa Amazon và Alibaba, hay Amazon và các kênh bán lẻ nhỏ mới xuất hiện như Warby Parker hay Dollar Shave Club, mà chính là cuộc Chiến tranh Lạnh (Cold War) giữa Alibaba và Amazon. Hay nói đúng hơn, cuộc chiến dự kiến sẽ kéo dài hàng thập kỷ, và trong vòng vài năm tới, chiến trường ác liệt nhất sẽ là Đông Nam Á.

Không thể nghi ngờ, Đông Nam Á sẽ là thị trường được Amazon và Alibaba, hai tập đoàn thương mại điện tử của Mỹ và Trung Quốc nhắm tới. Và nếu không giải quyết được những hệ lụy, họ sẽ càn quét những công ty nhỏ lẻ khác trên chiến trường.

Ở Ấn Độ, ai cũng biết về câu chuyện giữa 2 cái tên lớn trong ngành thương mại điện tử trong nước là Flipkart và Snapdeal. Và cả 2 đều đang phải đối mặt với Amazon, một đối thủ giàu có đến từ Mỹ, sẵn sang rót tới 3 tỷ USD vào Ấn Độ. Còn ở Indonesia, Amazon được cho là sẽ chi 600 triệu USD cho thị trường này. Như vậy, có thể thấy, Amazon dự định sẽ chinh phục thị trường Ấn Độ ở hướng Tây và Indonesia ở hướng Đông để tạo thế gọng kìm, ép chặt khu vực Đông Nam Á. Trong tương lai, Amazon sẽ có thể hướng tới một thị trường nữa ở trung tâm, là Singapore. Tuy nhiên, công ty sẽ phải rất cẩn trọng khi lựa chọn địa điểm.

Trong khi đó, Alibaba, cái tên đến từ Trung Quốc, cũng không phí phạm thời gian và không chịu thua kém. Họ đã thẳng tay chi 1 tỷ USD để mua lại Lazada của Rocket Internet, một tên tuổi lớn trên thị trường thương mại điện tử trong khu vực Đông Nam Á. Thông qua Ant Financial, cánh tay tài chính sở hữu hơn 4,5 tỷ USD trong ngân hàng của Alibaba, tập đoàn sẽ tiếp tục rót tiền đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.

Vậy, khi cả hai “ông lớn” đến từ Trung Quốc và Mỹ đều đang vây ráp thị trường Đông Nam Á, liệu đây có phải là một dấu hiệu tốt?

Một điều hiển nhiên là cả 2 tập đoàn đều sẽ đầu tư càng nhiều tiền càng tốt, trong mức có thể để thâu tóm thị phần, nếu xét về góc độ của người tiêu dùng, đây là điều có lợi. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ đang hoạt động trong thị trường thương mại điện tử ở Đông Nam Á sẽ có kết cục thế nào?

Có thể thấy, những website thương mại điện tử nhỏ hầu như không kịp trở tay trước sự tấn công của cả Alibaba và Amazon. Điển hình như ở Ấn Độ, giá trị của công ty Flipkart ngày càng đi xuống. Có rất ít công ty thương mại điện tử tại thị trường này kịp chuẩn bị đối phó.


Thế nhưng, đó vẫn chưa phải là phần đáng sợ nhất. Ở thị trường Mỹ, Walmart đã chuẩn bị đối phó với những cuộc tấn công của Amazon. Chỉ trong năm 2015, Walmart đã rót 10.5 tỷ USD vào hạ tầng công nghệ thông tin. Thực tế, không một nhà bán lẻ nào ở Đông Nam Á có khả năng chuẩn bị cẩn thận hơn Walmart. Và họ sẽ phải đối mặt với hai “núi tiền khổng lồ” sẵn sàng đè ép họ trong chính thị trường vốn là của họ

Vậy, liệu các tập đoàn lớn và chính phủ ở khu vực Đông Nam Á có khoanh tay đứng nhìn? Đã xuất hiện những quy định bảo hộ nhằm hỗ trợ các startup trong nước chống lại những ông lớn? Liệu giá trị của thị trường Đông Nam Á có bị thâu tóm hết? Và những công ty lớn có tái đầu tư vốn vào các nền kinh tế ở khu vực không?

“Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”. Nếu không kịp thời xử lý những vấn đã nêu ở trên trong thị trường Đông Nam Á, Amazon và Alibaba có thể sẽ “giẫm nát” tất cả những đối thủ nhỏ trong khu vực trong cuộc chiến của họ.

Tất cả chỉ nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Đông Nam Á với tư cách là một thị trường thống nhất. Đó sẽ là một trận chiến có thể quyết định số mệnh của Amazon và Alibaba trong công cuộc mở rộng ra quốc tế.

Cũng dễ hiểu khi chiến lược dài hạn của họ chắc chắn sẽ hướng đến những khu vực khác như Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi… Tuy nhiên, Đông Nam Á là một thị trường đang “chín muồi” và vô cùng hấp dẫn. Trong bối cảnh 2 thị trường Trung Quốc và Mỹ đang bị khóa chặt, đều đã bị những công ty, tập đoàn lớn xâm chiếm và giành gọn thị phần. Và Đông Nam Á hiện không khác gì vùng cỏ non xanh mướt hứa hẹn ngay trước mắt.

Tầm quan trọng của thị trường Đông Nam Á sẽ không bị đánh giá thấp. Khái niệm “Chiến tranh Lạnh trên thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á” là nhằm ám chỉ sự hiểu biết về địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó cũng phản ánh sức mạnh của khu vực Đông Nam Á, với vị thế là đòn bẩy cho sự cải tiến và hệ sinh thái của những tập đoàn, doanh nghiệp trẻ cũng như các công ty của chính phủ.

Đoạn kết, Amazon và Alibaba sẽ làm tăng hay giảm giá trị của ngành công nghiệp được rót vốn nhiều nhất trong mảng công nghệ và tại thị trường đang "nóng bỏng" nhất trên thế giới? Thời gian sẽ trả lời!
51Vote
40Vote
31Vote
21Vote
10Vote
3.33
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).