Bệnh Giang Mai Có Thể Sẽ Trở Nên Bất Trị, Các Chủng Vi Khuẩn Của STI Kháng Thuốc Đang Lan Rộng

16 Tháng Mười Hai 20168:00 CH(Xem: 8024)
Bệnh Giang Mai Có Thể Sẽ Trở Nên Bất Trị, Các Chủng Vi Khuẩn Của STI Kháng Thuốc Đang Lan Rộng
blank
Có 2 loại tương đối phổ biến của bệnh giang mai: Nichols và Street Strain 14.

Các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã phát hiện ra loại thường gặp nhất của bệnh giang mai là SS14-Ω.

Tuy nhiên, 90% các mẫu đã được phân tích lại có thể kháng thuốc kháng sinh.

Các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn đã tăng vọt đến mức 71% ở Anh kể từ năm 2011.

Theo dữ liệu của CDC, các trường hợp nhiễm bệnh giang mai đang ngày càng phổ biến hơn ở Mỹ. Các ca nhiễm trùng tăng 15% trong 2013-2014 và tăng thêm 19% từ 2014-2015.

Trong tương lai gần, giang mai (Syphilis) có thể trở thành căn bệnh gây tử vong không thể được điều trị tiếp theo của nhân loại. Trung tuần tháng 12/2016, lời cảnh báo từ các nhà khoa học đã được đưa ra trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Microbiology.

Giữa bối cảnh một chủng vi khuẩn gây bệnh giang mai đang phát triển rất nhanh để chống lại kháng sinh điều trị, nhân loại đang có rất ít biện pháp để ngăn chặn sự lan rộng của loại “siêu vi khuẩn” vô cùng nguy hiểm. Có hơn 10 triệu người mắc bệnh mỗi năm, giai đoạn muộn có thể dẫn đến tử vong.

Trước đây, có 2 chủng vi khuẩn gây bệnh giang mai phổ biến là Nichols và Street Strain 14 (SS14), cả 2 đều rất nhạy cảm với penicillin, một loại kháng sinh truyền thống.

Không may, trong một phân tích mẫu bệnh phẩm giang mai được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Zurich Thụy Sĩ, họ đã tìm thấy một tiểu bộ của chủng SS14 là SS14- Ω, hiện là vi khuẩn phổ biến nhất gây bệnh. Nguyên nhân không nằm ngoài dự kiến, 90% các mẫu SS14- Ω được phân tích thể hiện sự đề kháng với kháng sinh điều trị.

Phát hiện mới là một lời cảnh báo về việc vi khuẩn giang mai đã ngày một thích nghi tốt hơn với thành tựu của y học hiện đại. Theo số liệu thống kê mới nhất ở Anh, các trường hợp nhiễm khuẩn mãn tính đã tăng chóng mặt, hơn 71% tính từ năm 2011. Tương tự tại Mỹ, Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kì (CDC) cũng ghi nhận số ca mắc giang mai tăng 15% từ năm 2013-2014, tiếp tục tăng 19% từ 2014-2015.

Tính tới tháng 12/2016, không có một nghiên cứu trên diện rộng để các nhà khoa học chắc chắn tỷ lệ % trong số các ca nhiễm đến từ vi khuẩn kháng kháng sinh. Nhưng tối thiểu có một chủng mới vi khuẩn kháng thuốc đã được tìm thấy, chứng minh cho giả thuyết bệnh giang mai sẽ ngày càng khó điều trị. Thậm chí, giang mai có thể sẽ trở thành một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục gây tử vong mà y học vô phương cứu chữa.

Trong những năm 2012-2013, một nghiên cứu về giang mai ở 13 quốc gia, đã chỉ ra một chủng vi khuẩn giang mai kháng thuốc đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều so với trước đây. Nó đã đạt tới bước cuối cùng của việc phát triển quần thể vi khuẩn kháng thuốc.

Nhóm nghiên cứu khoa học tại Đại học Zurich cảnh báo chủng SS14- Ω đã trở nên đặc biệt kháng macrolide, một nhóm kháng sinh bao gồm rất nhiều loại: erythromycin, spiramycin, azthromycin, rovamycin, tylosin... Ngoài ra, nó cũng thể hiện cả khả năng kháng penicillin – mối lo ngại thực sự nghiêm trọng cho nhiều chuyên gia y tế.

Lola Stamm, nhà dịch tễ học đến từ Đại học North Carolina cho biết, nghiên cứu cảnh báo các bác sĩ nên kìm chế lại việc kê đơn kháng sinh: “Họ cần phải rất thận trọng trong việc sử dụng thuốc lớp macrolide để điều trị giang mai”. Bà tiến sĩ cũng cho biết giang mai hiện vẫn có thể được điều trị, vì nó chưa thể kháng tất cả các loại kháng sinh. Nhưng một kịch bản tồi tệ chắc chắn sẽ xảy ra nếu nhiều loại thuốc tiếp tục bị lạm dụng.

Năm 2008, ước tính có khoảng 10.6 triệu trường hợp mắc giang mai trên toàn thế giới. Nhiều bệnh nhân thậm chí còn không biết mình mắc bệnh và con số vẫn tiếp tục gia tăng. Yvonne Doyle, tiến sĩ đến từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh cho biết, sự trở lại của bệnh giang mai là thực trạng đáng lo ngại tại London. Kể từ năm 2010, số ca nhiễm bệnh giang mai đã tăng tới 163%.

Tiến sĩ Yvonne Doyle lo lắng cho hay: “Trong khi chúng tôi đã nhận thấy sự gia tăng trong nhiều bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục trong vài năm trở lại đây, giang mai là bệnh nổi lên như một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất tại thủ đô (London)”.

Một người mắc giang mai thường sẽ có một vết loét không đau hoặc nổi mẩn đỏ trên bộ phận sinh dục, trực tràng hoặc bên trong miệng. Chúng sẽ kéo dài hơn một tháng trước khi chuyển biến sang giai đoạn mới. Các triệu chứng đặc trưng tiếp theo là sốt, đau đầu, đổ mồ hôi ban đêm. Nếu không được điều trị kịp thời bằng kháng sinh, nó có thể tiến triển thành giang mai giai đoạn muộn. Lúc bấy giờ, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như tim mạch, tê liệt, ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương và thậm chí tử vong.

Cách duy nhất để phòng chống và ngăn ngừa giang mai là quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Nghiên cứu cảnh báo về tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh giang mai được công bố sau một báo cáo được ủy quyền bởi Thủ tướng Anh David Cameron. Trong đó, các nhà khoa học dự báo kháng kháng sinh sẽ gây ra 10 triệu cái chết trên toàn thế giới vào năm 2050.

Quay trở lại năm 2016, đã có ít nhất 700,000 trường hợp tử vong mỗi năm gây ra bởi vi khuẩn kháng thuốc, tập trung trong các bệnh truyền nhiễm như nhiễm trùng, sốt rét, HIV/AIDS và bệnh lao. Biện pháp để phòng ngừa vẫn là cần phải nâng cao nhận thức của người dân về kháng kháng sinh. Và ngay cả hệ thống y tế cũng phải cải tổ để giảm thiểu những đơn thuốc kê sai, tránh lạm dụng số lượng kháng sinh ít ỏi, mà từ lâu đã không còn điều chế thêm được.
55Vote
42Vote
30Vote
20Vote
11Vote
4.38
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).