Nhu Cầu Màn Hình OLED Có Thể Tăng Vọt Và Bị Khan Hiếm Nguồn Cung

12 Tháng Tư 20177:00 CH(Xem: 6391)
Nhu Cầu Màn Hình OLED Có Thể Tăng Vọt Và Bị Khan Hiếm Nguồn Cung
blank
Khoảng tháng 04/2017, hàng loạt các dấu hiệu cho thấy nhu cầu về màn hình OLED đang tăng cao, nhưng các nhà sản xuất lớn đều gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu này.

Theo các nguồn tin, Google đang tìm cách đảm bảo việc gia tăng sản xuất màn hình OLED tại LG bằng cách chi thêm một khoản tiền mặt trị giá 880 triệu USD (tương đương 1.000 tỷ Won). Ngoài ra, còn có ít nhất một nhà sản xuất smartphone lớn đang lo ngại về triển vọng cung cấp màn hình trong những năm tiếp theo.

Hàng loạt chỉ số khác cho thấy rằng một cuộc khủng hoảng nguồn cung OLED có thể sắp xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu là vì nhu cầu tăng cao từ các nhà sản xuất smartphone. Một trong những yếu tố đóng góp lớn nhất cho việc thiếu hụt lượng dự trữ OLED là do chiếc iPhone 8 sắp ra mắt. Từ lâu đã có tin đồn rằng Apple sẽ quyết định chuyển từ công nghệ màn hình LCD sang OLED, và cần phải bổ sung ngay lập tức hàng triệu đơn đặt hàng màn hình OLED từ chuỗi cung cấp.

Một báo cáo vào đầu năm 2016 cho thấy, Apple sẽ cần khoảng 14% khả năng sản xuất của Samsung để đáp ứng nhu cầu dự kiến cho chiếc iPhone 8 của hãng. Samsung dự kiến sẽ là nhà sản xuất màn hình độc quyền cho iPhone 8 của Apple. Hiện Samsung là nhà sản xuất lớn nhất cho các tấm panel OLED kích thước nhỏ, ước tính hãng đang sử dụng đến 56% các tấm panel OLED trên thị trường cho dòng smartphone Galaxy, bao gồm cả những chiếc flagship Galaxy S và dòng điện thoại tầm trung A series.

Giữa nhu cầu của riêng mình và đơn hàng lớn từ Apple, các đối tác khác của Samsung, như Oppo, Vivo và những công ty khác, sẽ phải cạnh tranh để giành được các hợp đồng mua tấm panel. Sau khi trừ đi nhu cầu riêng và tin đồn về đơn hàng của Apple, Samsung ước tính chỉ còn khả năng cung cấp khoảng 50 triệu tấm panel AMOLED cho các nhà sản xuất trong năm 2018.

Điều này có thể là lý do khiến Google tiếp cận LG thay vì Samsung – đang dẫn đầu thị trường. LG đang đầu tư mạnh mẽ để mở rộng dây chuyền sản xuất OLED nhằm bắt kịp với công suất của Samsung. Khoản đầu tư của Google được cho là có giá trị đến 880 triệu USD sẽ đủ cho LG xây dựng một dây chuyền sản xuất mới dành riêng cho các tấm panel trên điện thoại. Công ty vốn đã có 2 nhà máy sản xuất màn hình OLED dẻo, một hướng đi mà LG cho biết sẽ đầu tư nghiêm túc trong năm 2017.

Tin đồn cũng cho thấy, đơn hàng của Google có thể sẽ được sản xuất tại nhà máy E5 ở thành phố Gumi City, Hàn Quốc. LG hiện là nhà cung cấp tấm panel lớn nhất cho các loại OLED TV cỡ lớn, nhưng vẫn đang cố gắng bắt kịp ngôi vị dẫn đầu của Samsung trong việc sản xuất tấm panel cho điện thoại. Samsung hiện chiếm đến 95% thị trường OLED cho di động.

Một nguyên nhân khác càng làm tăng áp lực lên nguồn cung OLED là việc chi phí sản xuất giảm và sản lượng được cải thiện, giúp cho giá thành của loại công nghệ mới đã giảm so với màn hình LCD truyền thống. Trong năm 2016, khoảng cách về giá cả giữa hai loại màn hình đủ lớn để các nhà sản xuất điện thoại tầm trung cần phải cân nhắc các sự lựa chọn. Một số lượng nhỏ các smartphone giá rẻ hơn đã xuất xưởng với màn hình OLED, nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung dư thừa từ Samsung.

Lượng nhu cầu tăng thêm từ dòng thiết bị tầm trung kết hợp với các đơn hàng từ những nhà sản xuất lớn dường như là các yếu tố làm giảm mức độ sẵn có của những tấm panel, đặc biệt từ các nhà sản xuất lớn nhất. Điều này cũng tạo nên một hiệu ứng dây chuyền đến các nhà sản xuất smartphone.

Asus cho biết đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung màn hình từ Samsung cho các sản phẩm tầm trung của hãng. Thay vào đó, công ty đã phải tìm tới các nhà sản xuất tấm panel từ Trung Quốc như Tianma Micro Electronics và BOE Technology Group để có được các sản phẩm cần thiết. Tuy nhiên, các nhà sản xuất tấm panel sẽ khó kịp ra mắt sản phẩm trước 2018, và năng lực sản xuất cũng sẽ mất thêm một thời gian để có thể đạt công suất tối đa.
56Vote
40Vote
31Vote
20Vote
10Vote
4.77
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).