Bàn Thêm Về AI, Liệu Sẽ Thuộc Quyền Quản Lý Của Ai?

15 Tháng Sáu 20179:00 CH(Xem: 6747)
Bàn Thêm Về AI, Liệu Sẽ Thuộc Quyền Quản Lý Của Ai?
Bàn Thêm Về AI, Liệu Sẽ Thuộc Quyền Quản Lý Của Ai
Tính đến tháng 06/2017, trí thông minh nhân tạo (AI) đang là mục tiêu công nghệ cần chinh phục tiếp theo của nhân loại, nó có tiềm năng lớn trong việc thiết lập hay phá vỡ trật tự thế giới.

Cuộc cách mạng AI có thể giúp đưa người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém, nhưng cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả cuối cùng hoàn toàn phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của con người.

Dù vậy, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Nhìn lại trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức con người giao tiếp, làm việc và giải trí. Nhưng chính Internet cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh phải thay đổi để thích ứng, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, Internet chưa mang lại dạng thức chuyển đổi toàn diện như nhiều người mong đợi. Nó không thể xử lý những vấn đề lớn, chẳng hạn như xóa nghèo đói hay đưa con người lên sao Hỏa. Peter Thiel, nhà đồng sáng lập hãng PayPal từng nhận định: “Chúng ta muốn xe bay, nhưng thay vào đó chỉ có 140 ký tự.” Với ý ám chỉ các dòng trạng thái ngắn của Twitter.

Thực tế, bằng cách nào đó, Internet đang trầm trọng hóa thêm các vấn đề của nhân loại. Nó có tạo ra cơ hội cho người nghèo, nhưng số cơ hội dành cho tầng lớp giàu có và quyền lực nhất còn lớn hơn rất nhiều.

Một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn (LSE) cho thấy, Internet đang gia tăng sự bất bình đẳng. Những người thu nhập cao và có giáo dục tốt hưởng lợi nhiều nhất từ Internet, các công ty đa quốc gia cũng có thể tăng trưởng mạnh mẽ đồng thời trốn tránh được trách nhiệm giải trình của họ.

Quay lại cuộc cách mạng AI, nó có thể mang lại thứ thay đổi mà con người đang cần. AI đang tái định hình cuộc sống của con người bằng cách tập trung nâng cao các chức năng nhận thức cho máy móc để chúng có thể tự “học”. Xe tự lái, trợ lý cá nhân ảo và ngay cả vũ khí tự động... cũng đã được áp dụng AI.

Điều này mới chỉ khai thác được bề nổi tiềm năng của AI, những tiềm năng có thể mang lại nhiều chuyển biến về mặt chính trị, kinh tế, xã hội... AI sẽ không trở thành một ngành công nghiệp mới mà sẽ xâm nhập và biến đổi vĩnh viễn các ngành công nghiệp đang có hiện nay. AI sẽ không thay đổi cuộc sống con người, mà chỉ thay đổi các giới hạn và ý nghĩa của cuộc sống con người.

Bằng cách nào và khi nào sự biến đổi diễn ra, và làm sao để kiểm soát những ảnh hưởng rộng rãi của nó, đang là những câu hỏi khiến nhiều học giả và nhà hoạch định chính sách suy nghĩ nhiều.

Có rất nhiều mong đợi về một kỷ nguyên AI, từ mơ ước về một thiên đường, nơi mà mọi vấn đề của con người đều được giải quyết, cho đến sự sợ hãi về ngày tận thế, nơi mà sự sáng tạo lại trở thành mối đe dọa sống còn của con người.

Ngày 11/09/1933, nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng Lord Rutherford từng phát biểu trước đám đông: “những ai đang đi tìm một nguồn sức mạnh từ việc biến đổi nguyên tử đều là những người viển vông”. Sau đó, Leo Szilard đã trình bày ý tưởng về phản ứng hạt nhân dây chuyền bằng nơ-tron; ngay sau đó, ông đã nhận bằng sáng chế cho phát minh lò phản ứng hạt nhân. Vấn đề là một số người cho rằng những đột phá công nghệ mới ngày nay vượt trội hơn so với ngày xưa. Nhiều học giả, chuyên gia đều nhất trí với Eric Schmidt, Chủ tịch Điều hành hãng Alphabet rằng, các hiện tượng công nghệ chứa đựng các thuộc tính riêng ẩn sâu bên trong mà con người sẽ không hiểu được, và cũng không nên can thiệp.

Rất dễ mắc sai lầm ngược lại khi đặt quá nhiều niềm tin vào những tương đồng về lịch sử. Tác giả kiêm nhà nghiên cứu công nghệ Evgeny Morozov cùng nhiều người khác cho rằng sẽ có tình trạng phụ thuộc lối mòn ở mức độ nào đó, với việc các quan điểm hiện nay đang định hình tư duy của con người về tương lai của công nghệ, qua đó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghệ. Những công nghệ trong tương lai lại tiếp tục tác động tới tư duy của nhân loại, tạo ra một vòng luẩn quẩn tự tăng cường.

Khi đế cập đến những đột phá công nghệ như AI, cần phải cân bằng giữa các phương thức tiếp cận, phải có một quan điểm liên ngành dựa trên khung khái niệm chung và ngôn ngữ nhất quán. Ngoài ra, con người cũng cần có các chính sách để xử lý các mối liên kết giữa công nghệ, quản trị và đạo đức. Các sáng kiến mới như Đối tác về Trí tuệ nhân tạo hay Quỹ Đạo đức và Quản lý Trí tuệ nhân tạo đều là các bước đi đúng đắn, nhưng lại thiếu vắng sự góp mặt cần thiết của chính phủ, nhà nước.

Đây là những bước đi cần thiết để tìm câu trả lời một số câu hỏi cơ bản như: Điều gì làm nên sự khác biệt giữa con người và những thứ khác? Đó có phải là việc theo đuổi hiệu năng siêu cấp, dạng tư duy “Thung lũng Silicon”? Hay đó là sự phi lý, khiếm khuyết và nghi ngờ, những đặc điểm ngoài tầm với của một thực thể phi sinh học?

Những câu trả lời sẽ giúp con người có thể xác định được đâu là những giá trị cần phải bảo vệ và bảo tồn trong thời đại AI sắp tới, khi phải suy nghĩ lại về những khái niệm và điều khoản cơ bản trong khế ước xã hội của con người, bao gồm những định chế quốc gia và quốc tế, vốn là tác nhân cho phép sự bất bình đẳng và bất ổn gia tăng. Trong bối cảnh biến đổi sâu rộng nhờ sự trỗi dậy của AI, con người có thể tái định hình lại hiện trạng, cải thiện được an ninh và sự công bằng.

Dữ liệu là một trong những yếu tố cốt lõi giúp kiến tạo một tương lai bình đẳng hơn. Tiến bộ về AI phụ thuộc vào sự sẵn có và việc phân tích những bộ dữ liệu khổng lồ về hoạt động của con người, cả trên không gian ảo lẫn ngoài đời thực. Từ đó, có thể phân biệt các mẫu hình hành vi có thể được áp dụng để định hướng hành vi và nhận thức của máy móc. Và để mang lại sức mạnh cho nhân loại trong kỷ nguyên AI, nó đòi hỏi ở mỗi cá nhân, chứ ko phải chỉ các doanh nghiệp lớn, phải được sở hữu nguồn dữ liệu họ tạo ra.

Nếu có thể tiếp cận đúng cách, con người có thể đảm bảo rằng AI sẽ mang lại sức mạnh trên phạm vi chưa từng có. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bằng chứng lịch sử khiến nhiều người lo ngại về viễn cảnh tương lai. Nhà xã hội học quá cố Zygmunt Bauman từng nhận định: “Nghi ngờ về những nền tảng dường như không thể nghi ngờ trong lối sống, việc này có lẽ là nhiệm vụ cấp thiết nhất mà con người cần làm cho đồng loại cũng như chính bản thân mình”.
55Vote
41Vote
31Vote
21Vote
11Vote
3.99
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).