Tiểu Hành Tinh Apophis Sẽ Tiến Đến Trái Đất Vào Năm 2029

29 Tháng Sáu 20179:00 CH(Xem: 9788)
Tiểu Hành Tinh Apophis Sẽ Tiến Đến Trái Đất Vào Năm 2029
Tiểu Hành Tinh Apophis Sẽ Tiến Đến Trái Đất Vào Năm 2029
Từ lâu, các tiểu hành tinh và thiên thạch được cho là những mối lo ngại lớn nhất và nghiêm trọng nhất đối với sự sống trên Trái Đất. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã có những công cụ hữu hiệu để dự đoán chính xác thời gian và vị trí các thiên thạch sẽ xuất hiện, cũng như nguy cơ va chạm với Trái Đất là cao hay thấp. Tuy nhiên, từ việc dự báo cho đến việc tìm ra các phương án hữu hiệu để đối phó là cả một chặng đường dài.

Theo nghiên cứu, tiểu hành tinh 99942 Apophis có quỹ đạo gần với quỹ đạo của Trái Đất, và dự đoán là thiên thể có xác suất va chạm với Trái Đất trong thời gian tới ở mức cao nhất. Cụ thể, Apophis sẽ tiến sát tới Trái Đất ở cự ly gần nhất vào năm 2029. Đây cũng sẽ là thời điểm quyết định vận mệnh của Trái Đất. Theo nhà thiên văn học Alberto Cellino: “Chúng ta có thể kiểm soát được mối nguy va chạm ở lần tiến sát sắp tới của Apophis với Trái Đất. Nhưng sau đó quỹ đạo bay sẽ thay đổi chứ không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát như hiện nay, nên sẽ không thể đoán định được những gì sẽ xảy ra trong khoảng thời gian xa hơn”

Thời điểm Apophis tiến sát tới Trái Đất vào năm 2029 có cự ly đặc biệt gần khi chỉ cách bề mặt trái đất khoảng 32,000 km. Với cự ly quá gần, các nhà khoa học chắc chắn rằng trọng lực của Trái Đất sẽ tác động khiến cho quỹ đạo của Apophis bị thay đổi, và quỹ đạo mới của tiểu hành tinh khi viếng thăm Trái Đất lần tiếp theo vào năm 2036 sẽ vô cùng khó đoán.

Mối đe dọa từ Apophis rất nghiêm trọng, vì tiểu hành tinh có kích thước rất lớn. Theo tính toán, Apophis có đường kính lớn tới hơn 350m, và sẽ reo rắc một thảm họa kinh hoàng cho Trái Đất với nguồn năng lượng bị giải phóng từ va chạm lên tới 750 Megaton. Để dễ hình dung, sự kiện Tunguska xảy ra vào ngày 30/06/1908 do một tiểu hành tinh phát nổ từ khoảng cách 5 đến 10 km trên bề mặt Trái Đất với năng lượng giải phóng chỉ 10 Megaton nhưng đã khiến cho khu vực rộng hơn 2,000 km2 tại vùng Siberia bị san phẳng. Còn với mức năng lượng 750 Megaton thực sự sẽ là một thảm họa rất lớn.

Quay lại với sự kiện Tunguska, những nhân chứng tận mắt chứng kiến vụ nổ cho biết nguồn âm thanh di chuyển mỗi khi gặp chướng ngại, từ đông sang bắc. Tiếp sau âm thanh là một đợt sóng xung kích hất ngã mọi người và đập vỡ cửa sổ ở khoảng cách hàng trăm dặm. Đa số người chứng kiến đều chỉ thông báo về âm thanh và các cơn chấn động, không quan sát thấy vụ nổ; với những nhân chứng khác nhau quá trình vụ nổ, và khoảng thời gian diễn ra của sự kiện cũng khác nhau.

Vụ nổ đã được các trạm địa chấn khắp vùng Châu Âu và Châu Á ghi nhận, và đã gây ra các dao động bất thường trong áp suất khí quyển ở mức đủ mạnh để có thể được phát hiện bằng các khí áp kế mới được phát minh tại Anh. Sau vụ việc vài ngày, bầu trời đêm trở nên đỏ rực tới mức mọi người có thể đọc sách. Ở Mỹ, Trạm quan sát Vật lý học thiên thể Smithsonian và Trạm quan sát Thiên văn Núi Wilson cũng đã quan sát thấy sự giảm sút độ trong khí quyển kéo dài vài tháng.
520Vote
40Vote
30Vote
221Vote
10Vote
3.541
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).