Tương Lai Nào Cho Châu Âu Và Thung Lũng Silicon?

05 Tháng Bảy 20179:00 CH(Xem: 6359)
Tương Lai Nào Cho Châu Âu Và Thung Lũng Silicon?
Tương Lai Nào Cho Châu Âu Và Thung Lũng Silicon
Sự khác biệt sâu sắc giữa Mỹ và Châu Âu trong cách đối xử với Thung lũng Silicon đã biến các quan chức Châu Âu trở thành cảnh sát đối với các công ty công nghệ.

Khoảng cuối tháng 06/2017, Đức đã tuyên bố án phạt lên tới 50 tỷ Euro đối với các mạng xã hội vì không kịp thời gỡ bỏ các status có nội dung xúc phạm và liên quan đến khủng bố, mặc dù Facebook và các công ty khác đã lên tiếng phản đối kịch liệt, cam kết sẽ giải quyết vấn đề bằng cách tự điều chỉnh. Đây là động thái tiếp theo ngay sau khoản tiền phạt kỷ lục 2.42 tỷ Euro của EU dành cho Google với cáo buộc độc quyền chức năng tìm kiếm tại Châu Âu. Sau 2 án phạt lớn gây chia rẽ, tương lai của thung lũng Silicon tại Châu Âu rồi sẽ ra sao?

Tính đến năm 2017,  những cuộc tranh cãi gay gắt nhất về việc liệu các nhà quản lý có nên, và nên thế nào trong việc bảo vệ các công ty sản xuất xe hơi, các hãng báo chí và các ngành công nghiệp khác khỏi ảnh hưởng tiêu cực của những công ty công nghệ lớn đã xảy ra đầu tiên ở Brussels, Paris và Berlin chứ không phải là Washington hay San Francisco.

Những động thái có tác động rất lớn lên các công ty tại Châu Âu, một trong những thị trường quan trọng nhất trên thế giới với 500 triệu người dùng. Các phán quyết cũng đã ảnh hưởng đến các nhà quản lý, tòa án và công chức chính phủ trên toàn cầu.

Đầu tháng 07/2017, trang Yonhap cũng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra và có biện pháp giới hạn thị trường của Google và Facebook. Google cho biết “không đồng tình” với quyết định của EU và sẽ xem xét làm đơn kháng cáo, đồng thời không đưa ra bình luận gì trước thông báo của hãng tin Yonhap. Một số vấn đề tương tự đang được các cơ quan trung ương của Mỹ xem xét, dù không gấp gáp và quyết liệt. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng đang tính toán lại những chính sách vốn được dùng để khích lệ và nuôi dưỡng ngành công nghiệp công nghệ từ những ngày đầu và hiện những công ty đang vươn đến mọi ngóc ngách của ngành kinh tế.


Các công ty công nghệ còn phải đối mặt với một thực tế đáng buồn khác là họ đã mất nhiều đồng minh tại Nhà Trắng khi nhiệm kỳ của Tổng thống Obama kết thúc. Khi Đảng Cộng hòa lên nắm quyền vào tháng 01/2017, nhiều nhà lập pháp trong Đảng bắt đầu đảo ngược các chính sách quan trọng ưu ái ngành công nghiệp công nghệ từ thời ông Obama. Một trong các chính sách bao gồm các quy định về “mạng lưới trung lập” (Net Neutrality), mà theo đó sẽ ngăn các nhà cung cấp băng thông rộng ưu tiên một số nội dung nhất định. Ngoài ra, các quy định về quyền riêng tư cũng chỉ nhắm vào các công ty viễn thông chứ không phải công ty công nghệ.

Những người ủng hộ thị trường tự do tại Mỹ và Châu Âu coi đó là vỏ bọc của sự can thiệp chính trị và thậm chí là chính sách bảo hộ. Châu Âu đã thống trị kỷ nguyên di động trong những ngày đầu tiên, nhưng không thể phủ nhận rằng, hiện nay không có công ty công nghệ nào xứng tầm đối thủ của Google hay Facebook.

Tổ chức theo dõi chống độc quyền của Châu Âu vẫn đang tiếp tục điều tra những lĩnh vực khác mà Google và Qualcomm bị cáo buộc lạm dụng ảnh hưởng trên thị trường. Tổ chức cũng ngầm điều tra liệu Amazon có cơ sở tại thiên đường thuế Luxembourg hay không. Tất cả các công ty công nghệ đều phủ nhận cáo buộc. Trong khi đó, EU vẫn tiếp tục cân nhắc một loạt chính sách mới đối với các nền tảng Internet để ngăn ngừa các điều khoản bất công với các công ty nhỏ, sử dụng dịch vụ để bán hoặc quảng bá sản phẩm. Châu Âu cũng tuyên bố sẽ tiến hành điều tra toàn diện đối với Facebook trong việc xử lý các thông tin cá nhân từ ứng dụng chat WhatsApp.

Nhìn chung, tương lai của các công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon ở Châu Âu dường như đang không còn được tươi sáng.
53Vote
42Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.65
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).