Y Học Đã Tiến Gần Hơn Đến Việc Cứu Người Với Gan Nhân Tạo

24 Tháng Bảy 20179:00 CH(Xem: 7259)
Y Học Đã Tiến Gần Hơn Đến Việc Cứu Người Với Gan Nhân Tạo
Y Học Đã Tiến Gần Hơn Đến Việc Cứu Người Với Gan Nhân Tạo
Những lá gan được nuôi từ phòng thí nghiệm có thể cứu sống được nhiều người. Trong nghiên cứu mới được công bố khoảng cuối tháng 07/2017, mặc dù không thể thay thế hoàn toàn lá gan tự nhiên, lá gan nuôi cấy đã thực hiện được một số chức năng chủ chốt của gan. Điều đó có nghĩa là lá gan nuôi cấy có thể kéo dài thời gian sống của người chờ ghép tạng cho đến khi tìm được gan từ người hiến.

Nghiên cứu mới đã được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine. Theo đó, nhóm thực hiện nghiên cứu gồm một số viện nghiên cứu của Mỹ. Họ đã tạo ra các tiểu phần của mô gan, sau đó cấy vào chuột có gan bị hư hỏng. Quan sát cho thấy phần gan cấy có thể lớn lên tới 50 lần và thực hiện một số chức năng chính của gan bình thường. Sangeeta Bhatia, nhà nghiên cứu cao cấp của MIT cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là một ngày nào đó có thể sử dụng công nghệ mới để tăng số cơ quan cấy ghép cho bệnh nhân, điều mà hiện còn đang rất hạn chế”.

Sangeeta Bhatia và nhóm nghiên cứu đã thiết kế một cấu trúc giúp kích thích sự phát triển của tế bào, gắn vào đó 3 loại tế bào trước khi cấy sang chuột. Họ đã tạo ra các mô gan nhỏ để lấp vào khoảng trống về chức năng cho lá gan đang bị tổn thương.


Ba loại tế bào được sử dụng bao gồm: hepatocytes (tế bào gan) thực hiện các chức năng chính của gan, fibroblasts (nguyên bào sợi) giúp tạo nên cấu trúc mô, và endothelial cells (các tế bào nội mô) hình thành mạch máu. Sau khi được cấy ghép, nhóm các tế bào nhận được tín hiệu môi trường xung quanh, tạo ra các mạch máu và nhiều tế bào gan hơn.

Gan người khỏe mạnh có khoảng 100 tỷ tế bào gan. Các nhà nghiên cứu cho rằng một cơ quan nuôi cấy sẽ cần khoảng 10-30% số đó mới có tác dụng đối với cơ thể. Vào thời điểm cấy ghép, các nhà khoa học đã tìm ra dấu hiệu cho thấy tất cả các chức năng chính của gan như điều hòa sự trao đổi chất, giải độc cơ thể, sản xuất mật, đều đang làm việc ở một mức độ nào đó. Kết quả đã mở ra hy vọng cho những người mắc bệnh gan mãn tính hoặc những người đang chờ ghép tạng.

Nhà nghiên cứu Kelly Stevens cho biết: “Gan chỉ đứng thứ 2 sau não về mức độ phức tạp”. Tuy nhiên, gan là một trong rất ít cơ quan có thể tự tái sinh, đó là cơ sở cho sự thúc đẩy tăng trưởng. Ở Mỹ, có khoảng 17,000 người đang chờ ghép gan. Dave Gobel, CEO của Quỹ Methuselah về mô cấy ghép, cho rằng nghiên cứu tỏ ra khá hứa hẹn mặc dù nghiên cứu vẫn đang trong giai đoạn rất sớm.
516Vote
40Vote
31Vote
21Vote
11Vote
4.519
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).