Mỹ Rà Soát 22 Tổ Chức Chính Phủ Có Liên Quan Đến Kaspersky

30 Tháng Bảy 20177:00 CH(Xem: 6229)
Mỹ Rà Soát 22 Tổ Chức Chính Phủ Có Liên Quan Đến Kaspersky
Mỹ Rà Soát 22 Tổ Chức Chính Phủ Có Liên Quan Đến Kaspersky
Khoảng cuối tháng 07/2017, trang Reuters đưa tin, Quốc hội Mỹ đã yêu cầu 22 tổ chức chính phủ chia sẻ các tài liệu liên quan đến phần mềm của Kaspersky Lab, trước mối lo ngại các sản phẩm của công ty bảo mật Nga có thể được dùng để chống lại Mỹ.

Được biết, yêu cầu được Ủy ban Khoa học, Không gian và Công nghệ thuộc Hạ viện Hoa Kỳ (U.S. House of Representatives Committee on Science, Space and Technology) đưa ra, là đòn công kích mới nhất nhằm vào công ty bảo mật Nga Kaspersky Lab. Ủy ban quan ngại rằng Kaspersky Lab dễ bị thao túng bởi chính phủ Nga và các sản phẩm của họ có thể được khai thác như một công cụ gián điệp, phá hoại và hoạt động bất chính chống lại Mỹ.

Dựa trên văn bản đã được phát đi, các tổ chức chính phủ sẽ phải cung cấp tất cả tài liệu và dữ liệu truyền thông về sản phẩm của Kaspersky Lab, tính từ ngày 01/01/2013, kể cả các tài liệu đánh giá rủi ro nội bộ. Ngoài ra, các tổ chức cũng được yêu cầu phải liệt kê mọi hệ thống đang sử dụng phần mềm của Kaspersky Lab và các nhà thầu chính hay nhà thầu phụ cung cấp dịch vụ. Các tổ chức cũng được yêu cầu giải trình bao gồm cả Bộ an ninh nội địa Mỹ, Bộ thương mại, Tổ chức bảo vệ môi trường và Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA).

Một ủy viên Ủy ban cho biết, hoạt động khảo sát là bước đầu tiên để phát họa toàn cảnh chính phủ Mỹ, và sẽ có thêm các động thái tiếp theo, tùy thuộc vào kết quả. Các tổ chức được yêu cầu phải phản hồi trước ngày 11/08/2017.

Trong khi đó, Kaspersky Lab đã liên tục phủ nhận về mối liên hệ giữa công ty và chính phủ Nga, đồng thời nhấn mạnh sẽ không giúp đỡ bất cứ chính phủ nào cho hành động gián điệp công nghệ và cho rằng cáo buộc của giới chức trách Mỹ là không có cơ sở.


Kaspersky Lab được thành lập vào năm 1997, hiện có hơn 400 triệu người dùng trên toàn cầu. Công ty bảo mật Nga đã rất cố gắng để có thể cung cấp giải pháp bảo mật cho chính phủ Mỹ - một trong những khách hàng lớn nhất thế giới đối với các công cụ an ninh mạng. Tuy nhiên, mối nghi ngờ về Kaspersky Lab ngày càng tăng cao kể từ khi mối quan hệ Nga - Mỹ trở nên xấu đi từ sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, và vụ việc các tổ chức tình báo Mỹ xác định Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Trong năm 2017, Kaspersky Lab đã phát hành một phiên bản phần mềm diệt virus miễn phí ra toàn cầu và cho là sẽ "giúp cả thế giới an toàn".

Quốc hội Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, như một phần đáp trả lại những cáo buộc mà Nga kiên quyết bác bỏ. Trong khi đó, Nga trả đũa bằng cách ra lệnh cắt giảm nhân viên ngoại giao Mỹ tại Moscow.

Mối ngờ vực về tính an toàn của các sản phẩm của Kaspersky Lab lần đầu tiên được các lãnh đạo tình báo Mỹ công bố vào tháng 05/2017, mặc dù chưa đưa ra được bằng chứng cụ thể về hành vi phạm pháp của phần mềm. Chính phủ Mỹ hiện đang rà soát số lượng tổ chức đang sử dụng phần mềm của Kaspersky Lab.

Hồi tháng 06/2017, các đặc vụ FBI được cho là đã đến nhà của các nhân viên Kaspersky - một hoạt động nằm trong công tác phản gián của Cục điều tra liên bang Mỹ. Kể từ đó, chính quyền Donald Trump đã từng bước loại bỏ Kaspersky ra khỏi danh sách các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho chính phủ Mỹ. Đồng thời, một dự luật chi tiêu quốc phòng do Thượng viện đề xuất, cũng sẽ cấm Bộ quốc phòng Mỹ sử dụng phần mềm của Kaspersky.
512Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
512
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).