Nhìn Lại Lịch Sử Và Đánh Giá Tiềm Năng Của AI

08 Tháng Tám 20177:00 CH(Xem: 7738)
Nhìn Lại Lịch Sử Và Đánh Giá Tiềm Năng Của AI
Nhìn Lại Lịch Sử Và Đánh Giá Tiềm Năng Của AI
Trí tuệ nhân tạo (AI – viết tắt từ Artificial Intelligence) đang là cuộc cạnh tranh mới nhất giữa các công ty công nghệ lớn trên thế giới và mở ra những tiềm năng vô hạn. Hiện nhân loại đang ở giai đoạn nào của cuộc đua AI, rồi nó sẽ thay đổi thế giới ra sao?

Dù được gọi là “trí tuệ nhân tạo”, công nghệ AI không có nhiều liên quan đến tư duy hay trí thông minh của con người. Thực tế, nó là cách gọi khác của các hệ thống máy vi tính lập trình, sử dụng lượng thông tin và dữ liệu khổng lồ để đào tạo máy móc làm một công việc nào đó.

Sức mạnh và khả năng của phương pháp mới nằm ở tính hữu ích đối với các nhiệm vụ mà cách phát triển phần mềm thông thường không làm được. Vì trong khi việc phát triển phần mềm thông thường và phát triển AI đều yêu cầu một định nghĩa chính xác về nhiệm vụ cần thực hiện, phần mềm cần các nhà phát triển diễn đạt kết quả trực tiếp và rõ ràng qua các code. Trong khi đó, AI vượt trội hơn vì nó có thể tự động hoặc bán tự động mở rộng loại hình và độ khó của nhiệm vụ.

Từ năm 1992, ứng dụng của AI đã đặt những bước đầu tiên khi hệ thống Deep Blue do IBM phát triển giành chiến thắng trước kiện tướng cờ vua thế giới khi đó Garry Kasparov. Nhưng điều này không chứng minh rằng AI có thể giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tế, nên nó đã bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, đến năm 2017, khả năng điện toán và lập trình máy tính đang ngày càng phát triển, cùng với lượng data ngày càng lớn, đã trở thành điều kiện nền tảng để phát triển công nghệ AI. Một loạt các sản phẩm đã được ứng dụng AI và mở ra một tương lai của “vạn vật thông minh”, từ công cụ tìm kiếm của Google, trợ lý giọng nói Alexa của Amazon, công nghệ nhận diện khuôn mặt của smartphone cho đến các thiết bị gia dụng, hay thậm chí cả trong lĩnh vực giao thông với xe tự lái và máy bay không người lái...


Vậy AI vận hành như thế nào? AI được phát triển trên ý tưởng là cách hoạt động của các nơ-ron thần kinh, nhưng thực tế nó là một tập hợp các phép toán phức tạp, được kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới có liên hệ và liên qua chặt chẽ, sau đó rút ra thông tin từ các mối liên hệ.

Tiến bộ mới nhất trong AI được gọi là Deep-Learning (công nghệ học sâu), nơi các mạng trí tuệ nhân tạo được xếp thành từng “lớp” giữa dữ liệu đầu vào và dữ liệu đầu ra. Những hệ thống thông minh được “dạy và đào tạo” để biết sàng lọc thông tin trước một lượng dữ liệu khổng lồ.

Để dễ so sánh những tiềm năng và tầm ảnh hưởng của AI, có thể nhìn lại cuộc cách mạng công nghiệp của động cơ hơi nước vào giữa thế kỷ XIX. Động cơ hơi nước là động lực cho công cuộc công nghiệp hóa, trước khi điện được phát minh, cũng như công nghệ AI sẽ là động lực cho cuộc cách mạng mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay.

Nhưng dù có tiềm năng rất lớn, AI vẫn còn một quãng đường dài cần phải đi để có thể giải quyết những tác vụ có tính phức tạp cao hơn như phối hợp tay và mắt, các hoạt động trong nghề thủ công và chế tác nghệ thuật, hoặc các hành động cần tính sáng tạo.... Con người hiện mới đang chỉ ở trong giai đoạn đầu của công nghệ AI và những tiềm năng mới của nó hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thay đổi đáng mong chờ.
525Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
525
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).