Fujitsu Từ Bỏ Mảng Kinh Doanh Smartphone

25 Tháng Tám 201712:00 SA(Xem: 6710)
Fujitsu Từ Bỏ Mảng Kinh Doanh Smartphone
Fujitsu Từ Bỏ Mảng Kinh Doanh Smartphone
Khoảng cuối tháng 08/2017, một số nguồn tin cho biết, Fujitsu sẽ rời bỏ mảng kinh doanh smartphone, trở thành thương hiệu mới nhất bị đào thải ra khỏi thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Tuy nhiên, Fujitsu cũng không cần phải lo lắng, vì có khá nhiều đối tác tỏ ra quan tâm đến mảng di động của hãng. Quỹ đầu tư từ Tokyo là Polaris Capital Group hay CVC Capital Partners của Anh đều ngỏ ý muốn mua lại mảng smartphone của Fujitsu. Nhiều tên tuổi lớn khác như Lenovo, Huawei hay Foxconn cũng sẵn sàng tham gia đấu thầu.

Vòng đấu thầu đầu tiên sẽ mở cửa vào tháng 09/2017. Giá bán của mảng di động từ Fujitsu có thể ở khoảng xấp xỉ 100 triệu USD. Fujitsu đã ngừng phát triển và sản xuất thiết bị di động mới, nhưng vẫn giữ lại các hoạt động kinh doanh. Thị phần của công ty hiện xếp thứ 5 tại Nhật Bản.

Fujitsu tách bộ phận di động thành một công ty riêng vào tháng 02/2016, cho biết muốn tìm kiếm một đối tác cho hoạt động kinh doanh. Dự kiến, doanh số tính theo năm của hãng tính đến tháng 3/2018 sẽ đạt 3.1 triệu chiếc, chưa bằng 50% so với mức đỉnh cao là 8 triệu chiếc trong năm tài khóa 2011.


Trong khi đó, Apple hiện chiếm trên 60% thị phần smartphone ở Nhật Bản. Việc rời bỏ mảng di động cho phép Fujitsu tập trung tối đa nguồn lực vào các hoạt động kinh doanh công nghệ thông tin cốt lõi.

Hầu như tất cả các nhà sản xuất di động Nhật Bản đều đi xuống những năm qua. Trong số 11 công ty lớn của Nhật Bản tham gia lĩnh vực di động vào đầu những năm 2000, hiện chỉ còn 3 thương hiệu là Sony, Sharp (đã được mua lại bởi Foxconn) và Kyocera vẫn còn đang tiếp tục phát triển kinh doanh.

Mitsubishi Electric đã rút lui vào năm 2008, tiếp theo là Toshiba vào năm 2012. NEC và Panasonic cũng rời bỏ thị trường smartphone vào năm 2013. Trên thị trường, các nhà sản xuất điện thoại Nhật Bản đã cố gắng tách mình khỏi đám đông với việc trang bị mặc định các tính năng như chống nước hay hệ thống thanh toán thông minh. Dù vậy, doanh thu vẫn thực sự khiêm tốn so với các thương hiệu Apple và Samsung.

Các nhà sản xuất Nhật Bản còn lại muốn tồn tại sẽ cần tự thân vận động bằng những sản phẩm sáng tạo, dịch vụ tốt hơn, thay vì dựa vào sự giúp đỡ của các nhà mạng trong nước như hiện nay.
529Vote
40Vote
32Vote
20Vote
10Vote
4.931
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).