Kenya Ban Hành Lệnh Cấm Dùng Túi Nylon Đầu Tiên Trên Thế Giới

06 Tháng Chín 201711:00 CH(Xem: 7517)
Kenya Ban Hành Lệnh Cấm Dùng Túi Nylon Đầu Tiên Trên Thế Giới
Kenya Ban Hành Lệnh Cấm Dùng Túi Nylon Đầu Tiên Trên Thế Giới

Có thể việc dùng túi nhựa khi đi mua hàng ở siêu thị đã quá quen thuộc với cả thế giới, nhưng hiện ở Kenya, người dân sẽ có thể bị đi tù hoặc nộp phạt tới 40,000 USD, nặng hơn là cả hai, nếu sử dụng loại túi này.

 

Năm 2017, bác bỏ lời kêu than từ các nhà sản xuất túi nhựa rằng dây chuyền của họ là hình thức tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người, tòa án tối cao của Kenya đã chính thức hiệu lực hóa lệnh cấm túi nhựa, được cho là mạnh nhất trên thế giới.

 

Điều luật mới đại diện cho nỗ lực thứ 3 của Kenya về việc ban hành một sắc lệnh cấm trong thời gian qua, cùng với đó là những hình phạt vô cùng nghiêm khắc. Theo đó, những quy định mới chủ yếu nhắm vào các nhà sản xuất và nhà cung cấp. Tuy nhiên, cảnh sát cũng hoàn toàn được phép đi theo và thi hành luật với những người chỉ đơn giản là đang mang theo túi nhựa. Mức hình phạt cao nhất có thể bao gồm 4 năm tù giam và 40,000 USD tiền phạt.

 

Kenya gia nhập vào nhóm các nước Châu Phi đã thực hiện cam kết toàn phần hoặc một phần đối với việc cấm sử dụng túi nhựa. Nhóm các quốc gia đang càng có nhiều thành viên gia nhập hơn, hiện bao gồm Cameroon, Guinea-Bissau, Mali, Tanzania, Uganda, Ethiopia, Mauritania, và Malawi.

 

Khoảng 40 quốc gia trên toàn cầu cũng có một điều luật tương tự, nhưng mức phạt thấp hơn rất nhiều. Các khu vực khác trên thế giới thường xuyên gặp phải nhiều những sai sót trong việc đánh thuế các loại túi nhựa dùng một lần, như một cách để giảm thiểu mức tiêu dùng sản phẩm.

 

Hầu hết những người làm kinh doanh, buôn bán nhỏ đều cung cấp túi nhựa như một hình thức bán hàng thuận tiện để người mua có thể dễ dàng mang, xách về. Theo Chương trình Vì Môi Trường của Liên Hợp Quốc, có 100 triệu túi nylon được sử dụng hàng năm tại Kenya, và những khu phố ở đô thị lúc nào cũng trong tình trạng rác thải đầy đường.

 

Các túi nhựa có thể mất hàng trăm hoặc hàng nghìn năm, để phân hủy và có thể giết chết một loạt các sinh vật biển nếu thải ra tại các khu vực gần sông và bờ biển. Động vật trên đường phố cũng có thể chết sau khi nuốt phải túi nhựa. Chúng có thể làm tắc nghẽn cống rãnh và các ống xả thải, góp phần làm tình trạng ngập lụt trở nên trầm trọng hơn, cũng như lây lan bệnh tật.

 

Chính phủ Kenya đã nỗ lực để đảm bảo với công chúng rằng những người bình thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết thi hành luật mới. Judi Wakhungu, Bộ trưởng môi trường, chia sẻ rằng: “Những người bình thường tuân thủ đúng luật sẽ không bị tổn hại”. Trong câu nói, ông đã sử dụng một thuật ngữ Ban Tu, "wananchi" ám chỉ những người bình thường, hành động đúng theo pháp luật.

515Vote
40Vote
32Vote
20Vote
10Vote
4.817
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).