Câu Chuyện Bên Trong Con Chip A11 Bionic, Bộ Não Của iPhone X

21 Tháng Chín 20178:00 CH(Xem: 5888)
Câu Chuyện Bên Trong Con Chip A11 Bionic, Bộ Não Của iPhone X
Câu Chuyện Bên Trong Con Chip A11 Bionic, Bộ Não Của iPhone X

Sau sự kiện giới thiệu sản phẩm của Apple hồi tháng 09/2017, có thể nói thứ ấn tượng nhất được nhớ đến nhiều nhất chính là chiếc điện thoại iPhone X. Và nếu không có bộ vi xử lý A11 Bionic, chắc chắn những chiếc iPhone X thế hệ mới sẽ không thể đảm nhận được nhiều chức năng ấn tượng. Để có được con chip A11 Bionic, đòi hỏi rất nhiều công sức đến từ bộ phận sản xuất của Apple.

 

Phil Schiller, Phó chủ tịch bộ phận Marketing thế giới của Apple, chia sẻ: “Chúng ta đang ở thời kỳ mà những con chip trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần định hình nên thế hệ sản phẩm mới”. A11 Bionic chính là một trong những ví dụ điển hình nhất về khả năng cực kỳ ấn tượng của Apple trong việc kiểm soát quá trình sản xuất thiết bị. Quá trình không chỉ nằm ở mặt thiết kế, lắp ráp thông thường, hay ở phương diện phát triển hệ điều hành mới. Đối với Apple, cho dù là tự sản xuất những linh kiện nhỏ hay hoạt động cùng với những đối tác khác, hãng vẫn luôn muốn nắm quyền kiểm soát hoàn toàn cục diện.

 

Trong buổi ra mắt sản phẩm, Phil Shiller đã giới thiệu hàng loạt những tính năng mới được trang bị trên chiếc iPhone, và trình chiếu hình ảnh của con chip với những phần được đánh dấu xanh. Tất cả đều là những khu vực nhỏ trên con chip A11, với khả năng đảm nhận thực hiện những tính năng khác nhau trên chiếc iPhone. Một con chip bé nhỏ có thể đảm nhận rất nhiều việc.

 

Johny Srouji chia sẻ: “Con chip A11 là kết quả của những nỗ lực bắt nguồn từ 10 năm trước trong việc tự thiết kế CPU của riêng mình, vì chúng tôi biết rằng đó là cách tốt nhất để có thể có được khả năng tối ưu tuyệt đối con chip cho hệ thống cũng như phần mềm của Apple”. Với Apple, việc phát triển CPU là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình tạo ra một chiếc iPhone, và công ty luôn cảm thấy tự hào với sản phẩm của mình.

 

Ông tiết lộ thêm, khi Apple thiết kế một con chip mới, công ty sẽ cố gắng đặt chúng trong bối cảnh của 3 năm sau đó. Điều này có nghĩa là con chip A11 được lên kế hoạch sản xuất khi Apple vẫn còn đang giới thiệu iPhone 6 ra công chúng. Ở thời điểm đó, câu chuyện về trí thông minh nhân tạo AI hay các khả năng máy học vẫn còn là chuyện vô cùng xa vời, nhưng Apple sẵn sàng đánh cược rằng nó sẽ trở nên cần thiết trong bối cảnh 3 năm tiếp theo.

 

A11 Bionic không phải là sản phẩm mà Apple tự sản xuất 100%, hãng vẫn còn phải nhờ đến các xưởng chế tác khác. Nên một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất chính là khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, dễ hiểu giữa các bộ phận. Đây cũng là một trong những điểm cần phải lưu tâm khi làm việc tại Apple, để đảm bảo công việc của từng bộ phận đều có thể nằm trong hướng phát triển chung của toàn bộ tập đoàn.

 

Trong quá trình phát triển sản phẩm, luôn luôn xuất hiện những thay đổi nằm ngoài kế hoạch. Theo Phil Schiller, đã từng có những lúc mà đội của ông phải nhờ đội của Johny làm những việc khác hoàn toàn với kế hoạch của họ trong thời gian dài, nhưng họ vẫn hoàn thành nó một cách vô cùng xuất sắc. Mỗi lần chứng kiến 'kỳ tích' như vậy xảy ra, quả thật vô cùng ấn tượng.

 

Không phải lúc nào Apple cũng xây dựng một con chip mới từ đầu, cứ mỗi khi hoàn thiện một thế hệ chip mới, công ty lại dựa vào cả những điểm mạnh và điểm yếu của thế hệ trước, cũng như theo nhu cầu của thiết bị, để quyết định sẽ cải tiến hay xây dựng lại con chip từ đầu. Trong trường hợp của A11 Bionic, con chip được thừa kế rất nhiều công nghệ của A10 Fusion.

 

A11 Bionic là sự kết hợp giữa những gì đã có sẵn về mặt thiết kế, cấu trúc và công nghệ, và những điểm mới và khác biệt hoàn toàn mà chưa từng có hãng sản xuất chip nào làm trước đây. Trong số những thứ hoàn toàn mới mà Apple làm với sản phẩm, là quyết định tự tích hợp chip đồ họa của hãng vào hệ thống, thay vì sử dụng GPU của bên thứ ba.

 

Nếu có thể tự làm linh kiện gì để tạo ra được kết quả tối ưu nhất cho sản phẩm, Apple sẽ không nhờ vào người khác nữa. Chuyện này đã diễn ra đều đặn suốt 30 năm qua. Hiện Apple đã có thể tự sản xuất hầu như tất cả mọi thứ, từ các thiết bị phần cứng cho đến ngôn ngữ lập trình hay hệ điều hành, và chúng sẽ hoạt động hoàn toàn ăn khớp với nhau, vì đó chính là ý đồ của đội ngũ thiết kế.

 

Hiệu năng cũng là một trong những vấn đề mà Apple rất quan tâm, cùng với đó là thời lượng pin cũng như mức độ tiêu hao năng lượng của chip. Sẽ thật là thiếu sót khi nhắc tới A11 mà lại không đề cập đến hệ thống Neural Engine. Đây chính là điểm thú vị và ấn tượng nhất mà Apple đã làm với A11 Bionic, khi tích hợp cả trí tuệ nhân tạo vào trong bộ vi xử lý. Nếu không có Neural Engine, Face ID cùng hệ thống nhận diện vật thể dùng trong thực tế tăng cường sẽ không thể hoạt động một cách ấn tượng.

 

Trong khoảng 10 năm trở lại, Apple đã đạt được những bước tiến lớn trong việc sản xuất bộ vi xử lý, từ nền tảng 65 nm rút xuống còn 10 nm, nhưng lại tăng số lượng transistor từ khoảng 100 triệu lên thành 4.31 tỷ. Tuy nhiên, những con chip Silicon đang dần đạt tới giới hạn vật lý của nó, và điều này thôi thúc những nhà sản xuất như Apple phải tìm đến những nguyên liệu mới và những giải pháp mới. Một trong số những phương án khả thi của tương lai là dòng chip lượng tử.

 

Apple vẫn đang nghĩ trước cho tương lai, không nghĩ sẽ có lúc bị một giới hạn nào đó cản trở. Có thể vượt qua giới hạn đó là rất khó, nhưng công ty tin rằng nó không phải là thứ không thể vượt qua.

515Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
515
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).