Google Hé Lộ Bằng Chứng Nga Mua Quảng Cáo Can Thiệp Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Mỹ

12 Tháng Mười 201712:00 SA(Xem: 5874)
Google Hé Lộ Bằng Chứng Nga Mua Quảng Cáo Can Thiệp Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Mỹ
Google Hé Lộ Bằng Chứng Nga Mua Quảng Cáo Can Thiệp Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Mỹ

Khoảng giữa tháng 10/2017, Google lần đầu tiên tiết lộ bằng chứng cho thấy các nhà điều hành của Nga đã khai thác các nền tảng của công ty, nhằm can thiệp vào kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

 

Google cho biết đã phát hiện ra hàng chục nghìn USD được giới chức Nga chi trả cho chiến dịch quảng cáo, nhằm phát tán thông tin đánh lạc hướng trên nhiều dịch vụ của Google như YouTube, Google Search, Gmail và mạng quảng cáo DoubleClick. Google hiện đang nắm giữ mảng kinh doanh quảng cáo trực tuyến lớn nhất thế giới, còn YouTube cũng là kênh chia sẻ video lớn nhất thế giới. Phát hiện của Google rất quan trọng, vì các quảng cáo dường như không cùng một nguồn với các quảng cáo xuyên tạc từng được phát hiện trên Facebook. Đây là một dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Nga nhằm phát tán thông tin sai lệch trên mạng, không đơn giản như các công ty tại thung lũng Silicon vẫn nghĩ.

 

Trước đó, Google đã xem thường khả năng can thiệp của Nga trên các nền tảng của hãng. Andrea Faville, người phát ngôn của Google, từng nhấn mạnh rằng công ty luôn giám sát mọi hành vi vi phạm các chính sách của Google, và không phát hiện ra bằng chứng về chiến dịch quảng cáo nào như vậy chạy trên các nền tảng của công ty.

 

Tuy nhiên, Google đã phát động một cuộc điều tra về vấn đề khi Quốc hội Mỹ đề nghị các công ty công nghệ xác định khả năng giới chức Nga sử dụng mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và nhiều công cụ kỹ thuật số khác để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

 

Google tuyên bố: “Công ty đang có chính sách quảng cáo nghiêm ngặt, bao gồm nhiều giới hạn về các nội dung nhằm vào vấn đề chính trị, phân biệt chủng tộc và tôn giáo. Chúng tôi đang cố gắng điều tra các hành vi lạm dụng hệ thống, đồng thời phối hợp với các nhà nghiên cứu và nhiều công ty khác để hỗ trợ khi được yêu cầu”

 

Được biết, hoạt động điều tra của Google nhằm vào một khoản tiền chưa đến 100,000 USD mua quảng cáo, và hãng vẫn đang phân loại xem liệu tất cả các quảng cáo có nguồn gốc từ một tổ chức chuyên đi gây nhiễu, hay từ một tài khoản hợp lệ đến từ Nga hay không.

 

Trong khi Google vẫn chưa công khai thông tin, Facebook đã chia sẻ với các điều tra viên thuộc Quốc hội 3,000 nội dung quảng cáo được phía Nga chi tiền mua. Các quảng cáo được xác định do nhiều cá nhân liên quan đến cơ quan nghiên cứu quốc tế (IRA) mua. Theo Facebook, IRA là một tổ chức chuyên tung tin đồn, gây hoang mang trên mạng xã hội có liên đới với chính phủ Nga.

 

Một số nội dung quảng cáo trên Facebook có chi phí tổng cộng khoảng 100,000 USD nhằm vào ông Donald Trump, các ứng cử viên như Bernie Sanders và Jill Stein trong suốt chiến dịch tranh cử. Một số khác dường như nhắm đến các bộ ngành của Mỹ với nội dung khuyến khích sự đồng cảm đối với vấn đề chống nhập cư và phân biệt chủng tộc. Facebook cho biết, các quảng cáo đã tiếp cận được khoảng 10 triệu đến 210 triệu người dùng tại Mỹ sử dụng Facebook mỗi tháng.

 

Theo nhà nghiên cứu Johnathan Albright đến từ đại học Clobumia, thông tin sai lệch trên nội dung quảng cáo lẫn những bài đăng do các tổ chức của Nga kiểm soát đã tác động rất lớn đến tâm lý của người dùng trên Facebook. Các bài đăng đã được chia sẻ hàng trăm triệu lần vào thời điểm đó. Những phát hiện của Google cũng cho thấy chiến dịch gây ảnh hưởng trực tuyến của Nga dường như đã sử dụng nhiều nền tảng và dịch vụ trực tuyến nổi bật nhất của ngành công nghệ Mỹ.

 

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại đại học Oxford cho biết, các tài khoản Twitter và Facebook có liên quan với Nga đã định hướng nội dung nhằm vào các cựu binh Mỹ và những người đang phục vụ, kết hợp giữa thông tin sai lệch và nhiều nội dung khác đang được đọc và chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng vào thời điểm vận động tranh cử.

 

Facebook cũng đang tìm hiểu về hơn 2,200 quảng cáo khác không do IRA triển khai, chỉ biết là có nguồn gốc từ Nga mà không cần quan tâm có liên quan đến các tổ chức chính phủ hay không. Qua đánh giá sơ bộ, Facebook xác định có khoảng 50,000 USD được chi cho các quảng cáo tiềm năng liên quan đến chính trị trong số 2,200 quảng cáo này.

 

Twitter đã khóa 201 tài khoản liên quan đến IRA. Các tài khoản được cho là hoạt động cho trang tin tức nổi tiếng RT, vốn rất thân cận với Kremlin, và đã chi khoảng 274,000 USD chạy quảng cáo trên Twitter trong năm 2016. Twitter không nói rõ số lượt chia sẻ của các nội dung đánh lạc hướng, chỉ biết công ty đang điều tra vấn đề và cố gắng lần ra mối quan hệ giữa các tài khoản Nga và các đại diện truyền thông nổi tiếng, cũng như những người có tầm ảnh hưởng trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump và các ứng cử viên khác.

 

Cuối cùng, các nhà điều hành Facebook và Twitter sẽ ra làm chứng trước các điều tra viên của Quốc hội vào ngày 01/11/2017. Phía Google chưa công bố liệu có chấp nhận một lời mời tương tự hay không.
51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).