Mua Lại Uber Đông Nam Á, Grab Sở Hữu Mảng Chủ Lực Giao Đồ Ăn

27 Tháng Ba 20182:06 SA(Xem: 6692)
Mua Lại Uber Đông Nam Á, Grab Sở Hữu Mảng Chủ Lực Giao Đồ Ăn
Mua Lại Uber Đông Nam Á, Grab Sở Hữu Mảng Chủ Lực Giao Đồ Ăn

Tháng 03/2018, thương vụ Grab mua lại tất cả hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á đã diễn ra thành công. Theo đó, Grab đã mua lại mảng kinh doanh gọi xe và mảng giao đồ ăn Uber Eats của Uber, ngay lập tức tiếp quản các hoạt động của Uber Eats.

 

Như một phần của thương vụ, Uber sẽ sở hữu 27.5% cổ phần của Grab. Theo phát ngôn viên của Grab, số cổ phần phản ánh thị phần khoảng 1/4 của Uber trên thị trường gọi xe. Hiện dịch vụ giao đồ ăn GrabFood chỉ có mặt tại Indonesia và Thái Lan. Trong quý tiếp theo, Grab sẽ mở rộng dịch vụ giao đồ ăn GrabFood ra phần còn lại của Đông Nam Á.

 

Trong năm 2017, số lượt tải ứng dụng Grab đã tăng 2.5 lần, còn số lượng lái xe tăng 4 lần. Phát ngôn viên của Grab cũng khẳng định tất cả nhân viên Uber sẽ nhận được đề nghị gia nhập Grab. Thỏa thuận mới giúp Grab độc quyền dịch vụ chia sẻ xe trong khu vực, kết thúc cuộc chiến giảm giá tốn kém với Uber, và cho phép Grab tập trung hoàn toàn vào cạnh tranh với Go-Jek và GoPay tại Indonesia. Hiện Go-Jek và dịch vụ thanh toán GoPay đang dẫn đầu tại Indonesia.

 

Tuy nhiên, thắng lợi lớn nhất của Grab sau thương vụ mua lại Uber ở Đông Nam Á lại là trên thị trường giao đồ ăn. Uber Eats đang cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ, hợp tác với MacDonald với tư cách chuỗi cửa hàng cung cấp đồ ăn. Uber Eats được xếp hạng rất cao trên các kho ứng dụng tại Singapore và Malaysia. Với Grab, dịch vụ gọi xe chỉ là sự khởi đầu. Dù doanh thu lớn nhưng lợi nhuận của mảng kinh doanh là rất nhỏ, trừ khi Grab có thể loại bỏ lái xe và thay thế bằng xe tự lái. Giao đồ ăn cũng tương tự. Đồ ăn và di chuyển đều là nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dùng. Sở hữu 2 nền tảng phục vụ 2 nhu cầu thiết yếu của người dùng, Grab có thể thu thập rất nhiều dữ liệu và sau đó chuyển từ công ty dịch vụ gọi xe sang một nền tảng thương mại điện tử thống trị tại Đông Nam Á.

 

Vấn đề là xây dựng lên cơ sở hạ tầng, một điều thiết yếu trong nền kinh tế đang phát triển của khu vực. Hãng đã bắt đầu bằng cách ra mắt ví điện tử GrabPay, và đang trở thành phương thức thanh toán của nhiều thương gia tại Singapore và cho các chuyến xe Grab. Sau đó, Grab sẽ chuyển sang các dịch vụ tài chính, cung cấp các khoản vay và bảo hiểm cho các lái xe của hãng và các thương gia. Điều này sẽ làm tăng gắn kết của các lái xe, thương gia với Grab và tạo ra thêm những luồng giao dịch cho GrabPay.

 

Dịch vụ tài chính cũng sẽ là mảng kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho Grab. Lợi thế là có thể phát triển không cần duy trì một mạng lưới phân phối vật lý và chi phí để mở rộng dịch vụ cho vay và bảo hiểm thấp hơn so với dịch vụ gọi xe và giao đồ ăn. Ngoài ra, nhiều chức năng sử dụng nhiều lao động của dịch vụ tài chính có thể được tự động hóa trong tương lai. Với một lượng khách hàng dồi dào hiện hành, chi phí bán hàng của Grab cũng sẽ được giảm bớt. Với sự tích hợp cùng UberEats, người dùng sẽ có thêm lý do để sử dụng GrabPay và điều ấy sẽ giúp Grab có thêm khách hàng cho các dịch vụ tài chính của hãng.

 

Dữ liệu người dùng là chìa khóa cho nhiều vấn đề. Grab sẽ có hiểu biết sâu sắc hơn về hành vi của người tiêu dùng, điều mà kể cả các công ty công nghệ lớn và các tổ chức truyền thống không có được. Các công ty thương mại điện tử như Amazon cũng có dữ liệu giao dịch của khách hàng trong tay, nhưng vẫn không thể so sánh được với dữ liệu di chuyển và tiêu dùng của Grab.

 

Hiện các ngân hàng và công ty bảo hiểm có lẽ cũng đang tỏ ra lo ngại Grab. Dù họ có một số kiến thức về mô hình chi tiêu của người dùng, nhưng không thể biết được thói quen ăn uống hay thói quen di chuyển của người dùng như Grab. Khi đối chiếu xu hướng thị trường với dữ liệu thu thập được, hệ sinh thái của Grab sẽ có lợi thế hơn. Grab có thể vượt qua các ngân hàng và công ty bảo hiểm trong một số dịch vụ cho vay và bảo hiểm nhất định.

 

Tuy nhiên, Grab vẫn tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ trong những năm tiếp theo. Các chính phủ Đông Nam Á liệu có ngăn chặn sự độc quyền của Grab? Liệu Grab có quản lý, sử dụng đúng cách dữ liệu người dùng mà họ thu thập được để tránh sự cố về quyền riêng tư như Facebook đang trải qua hay không? Liệu Grab có thể thắng ở Indonesia hay không? Cuối cùng, liệu Grab có đủ sức cạnh tranh với Alibaba và Tencent ở Đông Nam Á hay không?

 

Khi không còn trợ giá, nhiều khách hàng có thể ngừng sử dụng dịch vụ gọi xe của Grab. Grab cũng không thể duy trì mức giá thấp cho dịch vụ gọi xe vì hãng cần đảm bảo thu nhập cho tài xế và cần có chi phí để duy trì hoạt động. Dịch vụ cho vay cũng chưa chắc đã thành công. Grab cần có đủ số lượng khách vay tiền có điểm tín dụng cao và giảm thiểu lượng nợ xấu có thể khiến hãng thua lỗ.

 

Dù vậy, tham vọng của Grab là khá rõ ràng. Với thương vụ mua lại Uber và sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ SoftBank, Grab kỳ vọng sẽ đạt được nhiều thành công và mang lại cho người dùng Đông Nam Á nhiều dịch vụ vượt trội.

514Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
514
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).