Đào Tiền Mã Hóa Có Thể Đang Làm Biến Đổi Khí Hậu

22 Tháng Năm 20182:04 SA(Xem: 5163)
Đào Tiền Mã Hóa Có Thể Đang Làm Biến Đổi Khí Hậu
Đào Tiền Mã Hóa Có Thể Đang Làm Biến Đổi Khí Hậu
Đào Tiền Mã Hóa Có Thể Đang Làm Biến Đổi Khí Hậu

Khoảng cuối tháng 05/2018, một số nguồn tin đã đưa tin về một nghiên cứu mới được công bố ở Joule, cho rằng việc khai thác bitcoin trên toàn cầu cần ít nhất năng lượng tiêu thụ trong một năm của cả Ireland (khoảng 24 TWh).

 

Thậm chí, năng lượng dùng khai thác tiền mã hóa dường như đã tăng gấp đôi sau mỗi 6 tháng, và có thể đạt mức tiêu thụ hàng năm của Cộng hòa Séc (khoảng 67 TWh) trước khi năm 2018 kết thúc, có nghĩa là khoảng 0.3% mức tiêu thụ điện năng của toàn thế giới.

 

Alan Shipman, một giảng viên kinh tế tại Open University cho biết: “Một câu trả lời mà hầu hết nhà kinh tế sẽ đưa ra là thị trường sẽ tự giải quyết các vấn đề phát sinh”. Một trong những lo ngại ban đầu về sử dụng điện của tiền mã hóa là hầu như tất cả đều có nguồn gốc từ các nhà máy điện than gây ô nhiễm ở Trung Quốc. Nỗ lực cắt giảm ô nhiễm của chính phủ Trung Quốc, trong đó có việc không cung cấp năng lượng cho các trang trại đào bitcoin, khiến nhiều thợ mỏ rời bỏ Trung Quốc, tìm đến những nơi có nhiều nguồn năng lượng sạch. Chẳng hạn như bang Quebec của Canada chủ động thông báo cho các công ty tiền điện tử sử dụng công suất thủy điện dự phòng mà họ đã xây dựng. Điều này cũng đúng với Iceland, với địa nhiệt dự phòng, và thủy điện ở Thụy Điển.

 

Điều này nói lên vấn đề gia tăng ô nhiễm không phải lỗi của những người đào tiền mã hóa, mà là do thế giới phụ thuộc quá nhiều vào nguồn điện từ than. Một nguồn tiêu thụ điện mới và phát triển nhanh chóng đã khiến chính phủ gặp khó trong việc điều tiết lượng điện tiêu thụ.

 

Lý tưởng là tất cả điện toàn cầu đến từ các nguồn không có carbon. Sự thay đổi sẽ chỉ xảy ra nếu các chính phủ ở khắp nơi trên thế giới khuyến khích mọi người chuyển sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Tin tốt là xu hướng định giá cho việc sử dụng carbon đang gia tăng trên thế giới.

 

So sánh việc sử dụng năng lượng bitcoin với năng lượng nước cộng hòa Séc sử dụng trong một năm để dễ hình dung, chứ không có nghĩa tất cả các thợ mỏ đang ở Prague và làm tăng gấp đôi lượng tiêu thụ điện năng của quốc gia. Việc khai thác tiền mã hóa có thể xảy ra ở bất kỳ đâu và vì hóa đơn tiền điện chiếm tới 60% chi phí khai thác một đồng xu nên các thợ mỏ đang đổ xô đến những nơi cung cấp điện giá thấp nhất và khí hậu thuận lợi. Vì ở các nước lạnh hơn, sẽ trả ít hơn để làm mát các máy chủ. Các công ty khai thác tiền mã hóa lớn đang hình thành tại Mỹ, Canada, Iceland, Thụy Điển và Georgia.

 

Theo kết quả một nghiên cứu được công bố hồi năm 2015, khai thác bitcoin có thể tiêu thụ 0.3% toàn bộ điện trên toàn cầu (67 TWh), nhưng trong điều kiện tuyệt đối, nó cũng chỉ tương đương mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị điện tử ở trạng thái off hoặc standby trong một năm ở Mỹ. Một số nhà môi trường cho rằng bitcoin là một tài sản đầu cơ, một sản phẩm của chủ nghĩa tư bản giai đoạn sau, nó tiêu thụ hàng tấn điện nhưng lại không có giá trị thực sự cho xã hội. Các nhà kinh tế lại không đồng ý hoàn toàn với quan điểm. Shipman cho biết: “Các nhà kinh tế coi bong bóng là không thể tránh khỏi, đặc biệt là khi có những công nghệ mới thú vị xuất hiện trong tương lai”

 

Kể từ khi tiền điện tử ra đời, nhiều nhà kinh tế cho biết cảm thấy rất thú vị, và tin rằng đây là một hình thức thanh toán trong tương lai. Như ở các quốc gia có đồng tiền không ổn định, bitcoin có thể cung cấp cho người dân một lựa chọn khi chính phủ theo đuổi các chính sách loại bỏ đồng nội tệ. Và ngoài giá trị hữu hình của đồng tiền, còn có blockchain, công nghệ cơ bản của bitcoin, chắc chắn đã làm tăng thêm giá trị cho xã hội. Nó mang đến cho mọi người phương tiện để thực hiện giao dịch một cách minh bạch và đáng tin cậy mà không cần chính phủ điều chỉnh từng khía cạnh của giao dịch.

510Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.911
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
28 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Năm (28/01/2021), phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết cơ quan đang đánh giá đề nghị hỗ trợ triển khai tiêm vaccine Covid-19 từ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA - Federal Emergency Management Agency).
27 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Tư (27/01/2021), Bộ An ninh Nội địa Mỹ ban bố tình trạng báo động khủng bố toàn quốc do mối đe dọa tiềm tàng từ phần tử cực đoan phản đối ông Joe Biden làm tổng thống.
27 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Tư (27/01/2021), Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết lệnh phong tỏa ở Anh có thể kéo dài đến ngày 08/03/2021, cùng thời điểm trường học được phép mở cửa trở lại.
25 Tháng Giêng 2021
Hôm thứ Hai (25/01/2021), thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Janet Yellen là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Bộ Tài chính.
25 Tháng Giêng 2021
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo nguy cơ "Chiến tranh Lạnh mới" nếu lãnh đạo thế giới không gác lại đối đầu khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
21 Tháng Giêng 2021
Một đám cháy đã bùng phát tại Viện Huyết thanh ở bang Maharashtra, Ấn Độ, nơi đang sản xuất hàng triệu liều vaccine Covid-19.