Mỹ Công Bố Chi Tiết Thỏa Thuận Với ZTE, Lệnh Cấm Vẫn Còn

14 Tháng Sáu 201812:00 SA(Xem: 4563)
Mỹ Công Bố Chi Tiết Thỏa Thuận Với ZTE, Lệnh Cấm Vẫn Còn
Mỹ Công Bố Chi Tiết Thỏa Thuận Với ZTE, Lệnh Cấm Vẫn Còn

Thoả thuận của ZTE với Bộ Thương mại Mỹ sẽ cho phép ZTE tiếp tục kinh doanh với các nhà cung cấp của Mỹ. Thoả thuận đã được công bố vào khoảng giữa tháng 06/2018, sau khi công ty đồng ý trả một khoản tiền phạt trị giá 1 tỷ USD, và phải thay thế lãnh đạo và đáp ứng một số điều kiện khác.

 

Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại Mỹ, lệnh cấm mua linh kiện từ Mỹ, được áp đặt từ tháng 04/2018, sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi công ty trả khoản tiền phạt 1 tỷ USD và trả thêm 400 triệu USD tiền đặt cọc vào một ngân hàng được Mỹ chấp nhận. ZTE hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin.

 

Sự sống còn của ZTE đã bị lệnh cấm đe doạ, nhưng khi căng thẳng nhất, công ty đã có được một cơ hội của chính quyền Donald Trump. Theo đó, ZTE sẽ phải thay thế ban giám đốc trong vòng 30 ngày, theo một lệnh được kí kết vào ngày 08/06/2018, đã được xuất bản trên website của Bộ Thương mại Mỹ.

 

Tất cả các thành viên của ban lãnh đạo của ZTE ở mức bằng hoặc cao hơn cấp phó chủ tịch cấp cao đều phải bị thay thế, cùng với bất cứ giám đốc hay nhân viên điều hành nào có liên quan đến những hành vi sai trái.

 

Đầu tháng 06/2018, trang Reuters đã đưa tin về khoản tiền phạt và các khoản yêu cầu khác từ phía Mỹ để đảo ngược lệnh cấm. Nguồn tin thiết lộ rằng ZTE đã kí kết thoả thuận sơ bộ với Bộ Thương mại Mỹ.

 

Vào năm 2017, ZTE đã thừa nhận về việc âm mưu trốn tránh các lệnh cấm của Mỹ và đã bán linh kiện của Mỹ cho Iran. Lệnh cấm đã được áp dụng sau khi công ty đưa ra những tuyên bố sai lệch về việc kỷ luật những vị giám đốc có liên quan đến vi phạm. Sau đó, ZTE đã phải ngừng những hoạt động chính.

 

Theo thoả thuận, ZTE sẽ phải trả tổng số tiền 1.7 tỷ USD, bao gồm 361 triệu USD mà họ đã trả theo thoả thuận vào tháng 03/2017, số tiền phạt 1 tỷ USD và số tiền đặt cọc 400 triệu USD. Khoản tiền 400 triệu USD sẽ được giữ trong một tài khoản ngân hàng của Mỹ trong 10 năm, và sẽ được giải ngân cho Bộ Thương mại Mỹ nếu ZTE không làm theo thoả thuận. Sau 10 năm, nếu không có vi phạm nào, khoản tiền 400 triệu USD sẽ được hoàn trả cho ZTE.

 

Các nhà lập pháp Mỹ đã công kích thoả thuận, và lập kế hoạch để thay đổi quyết định, với lý do rằng các cơ quan tình báo đã cảnh báo rằng ZTE có thể sẽ đem lại những mối nguy hại cho an ninh quốc gia. Là một phần của thỏa thuận, ZTE phải tiết lộ chi tiết cho Bộ Thương mại Mỹ về tất cả quyền sở hữu và kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đối với ZTE, bao gồm cả các cổ phiếu công và tư. Bộ cũng sẽ chọn ra một ban điều phối giám sát trong vòng 30 ngày để báo cáo sự tuân thủ của ZTE và các chi nhánh của công ty trên toàn thế giới trong vòng 10 năm. Ban điều phối sẽ có ít nhất 6 người, được tài trợ bởi ZTE.

 

Một giám sát riêng cũng đã được bổ nhiệm bởi một toà án liên bang Mỹ tại Texas vào năm 2017, làm việc với nhiệm kỳ 3 năm. Theo thoả thuận, ZTE cũng đã đồng ý với điều khoản để cho phép chính phủ Mỹ tiếp cận dễ dàng hơn để chứng thực được rằng công ty có vận chuyển các lô hàng theo đúng quy định. Ngoài ra, trong vòng 180 ngày, ZTE phải đăng tải các tính toán về việc sử dụng linh kiện của Mỹ trong các sản phẩm của hãng trên website bằng cả tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

56Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
56
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).