World Cup 2018: Khoảng Cách Địa Lý Được Cho Là Một Yếu Tố Quyết Định Ai Là Nhà Vô Địch

16 Tháng Sáu 201812:00 SA(Xem: 5590)
World Cup 2018: Khoảng Cách Địa Lý Được Cho Là Một Yếu Tố Quyết Định Ai Là Nhà Vô Địch
World Cup 2018- Khoảng Cách Địa Lý Được Cho Là Một Yếu Tố Quyết Định Ai Là Nhà Vô Địch

Khoảng giữa tháng 06/2018, một nghiên cứu đăng tải trên The Economist cho thấy, vận động viên thường thi đấu tồi tệ hơn sau những chuyến bay kéo dài nhiều giờ liền.

 

Đơn cử như giải bóng chày Major League Baseball, đội khách thông thường có tỷ lệ thua lên tới 54%, các đội phải đi qua 3 múi giờ trở lên có tỷ lệ thua gần 61%, rõ ràng nhất với các đội phải đi từ Tây sang Đông. Trong Super Rugby, giải đấu bóng rugby gồm các đội đến từ Argentina, Úc, Nhật Bản, New Zealand và Nam Phi, nghiên cứu cho thấy đội khách sẽ luôn gặp phải bất lợi.

 

Thực tế, tình trạng jet lag – sự mệt mỏi xảy ra sau một chuyến bay dài xuyên qua nhiều vĩ tuyến theo hướng từ Đông sang Tây hoặc ngược lại – được cho rằng sẽ ảnh hưởng tới kết quả thi đấu của các đội tuyển trong mùa World Cup 2018.

 

Như đã biết, World Cup 2018 diễn ra tại Nga, quốc gia lớn nhất thế giới dựa trên diện tích đất liền. Dù các trận đấu sẽ chỉ diễn ra trong nửa phía Tây của Nga, nó vẫn trải rộng trên 3 múi giờ. Theo số liệu được thu thập bởi Chapman Freeborn, tất cả 32 đội bóng sẽ phải di chuyển ít nhất 1,600km từ nước nhà để tham dự 3 trận đấu của họ ở vòng bảng, 10 đội sẽ phải bay hơn 8,000km tới lui.

 

Ví dụ về sự chênh lệch trong việc di chuyển, Ai Cập phải đi xa hơn 9,600km so với Colombia trong vòng bảng. Điều này gây ra bất lợi tự nhiên cho nhiều đội tuyển. Tuy nhiên, họ có thể chọn nơi lưu trú để tối ưu hóa việc đi lại hoặc sân bãi tập luyện. Đây là yếu tố được tính toán kỹ lưỡng.

 

Hoặc như đội tuyển Anh, họ chọn chỗ ở trị trấn Repino ở Phần Lan trước khi lịch trình được thông báo. Còn đội tuyển Úc lại trú chân tại Kazan, thành phố thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan để có lợi thế khi đối đầu với Pháp. Đơn giản vì “Những chú gà trống Gô-loa” sẽ phải bay 800km trước khi gặp Úc.

 

Thực tế, không có đội tuyển World Cup 2018 nào phải đi xa như tuyển Ai Cập. Theo ước tính, họ sẽ phải bay tổng cộng 11,700km cả đi và về cho 3 trận ở vòng bảng. Trong khi đó, tiền đạo đẳng cấp thế giới Mohamed Salah khó có thể vượt qua bất lợi jet lag, đặc biệt là khi anh đang phải chiến đấu với chấn thương ở trận chung kết cúp C1.

 

Tất cả mọi người, từ các ngân hàng lớn cho tới các nhà khoa học đã đưa ra dự đoán cho World Cup 2018 với đầy đủ lý lẽ của riêng họ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, họ thường không lấy yếu tố di chuyển/khoảng cách địa lý làm cơ sở dự đoán. Còn thực tế, nếu dồn toàn bộ hi vọng vào những đội tuyển có khoảng cách đi lại càng ngắn càng tốt, chúng ta sẽ có những tuyển không quá mạnh như Úc, Iran và Tunisia. Hoặc sẽ có những người vẫn giữ vững niềm tin vào những tuyển mạnh, được dự đoán sẽ càn quét vòng bảng như Brazil, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Argentina...
517Vote
41Vote
30Vote
20Vote
10Vote
4.918
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).