2050: Thế Giới Sẽ Sử Dụng 50% Năng Lượng Tái Tạo

24 Tháng Sáu 20186:18 CH(Xem: 5027)
2050: Thế Giới Sẽ Sử Dụng 50% Năng Lượng Tái Tạo
2050- Thế Giới Sẽ Sử Dụng 50% Năng Lượng Tái Tạo

Khoảng giữa tháng 06/2018, theo một báo cáo mới của Bloomberg New Energy Finance về những thay đổi trong sản xuất điện đến năm 2050, thế giới sẽ sản sinh gần 50% điện năng từ những nguồn năng lượng có thể tái tạo. Cùng với sự tăng lên của điện năng từ năng lượng tái tạo là sự sụt giảm của than đá, khi loại nguyên liệu truyền thống sẽ chỉ chiếm khoảng 11% trong tổng số các nguồn điện năng trên thế giới.

 

Nếu tính thêm năng lượng thủy điện và năng lượng hạt nhân, các nguồn điện không gây ra khí nhà kính chiếm đến 71% tổng sản lượng điện toàn thế giới. Tuy nhiên, báo cáo không cho thấy một viễn cảnh tươi sáng đối với năng lượng hạt nhân, đó là chưa nói đến việc sau một giai đoạn thu hẹp về mặt quy mô, đóng góp của ngành công nghiệp hạt nhân đối với quá trình sản sinh điện năng toàn cầu được cho là sẽ giảm sút. Thay vào đó, việc giảm giá thành của quang điện PV, điện gió, và pin sẽ tạo ra sự dịch chuyển lớn trong đầu tư trên lĩnh vực năng lượng.

 

Bloomberg New Energy Finance nhấn mạnh: “PV và điện gió hiện đã rẻ hơn so với việc xây dựng các nhà máy điện mới dùng nhiên liệu than hay khí gas quy mô lớn”. Bloomberg New Energy Finance cũng dự báo sẽ có hơn 500 tỷ USD được đầu tư vào pin cho đến năm 2050, với 2/3 trong số đó dùng vào việc lắp ráp vào các lưới điện và 1/3 dùng ở cấp dân sinh.

 

Khí gas và điện

 

Báo cáo còn cho rằng tiêu thụ khí gas sẽ tăng rất khiêm tốn. Việc sử dụng khí gas được dự báo sẽ giảm đáng kể ở Châu Âu và tăng lên ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Trên toàn thế giới, khí gas và pin sẽ đóng những vai trò quan trọng trong việc làm dịu đường cung của các tiện ích đòi hỏi nhiều năng lượng tái tạo.

 

Viễn cảnh tương lai còn bao gồm cả sự tăng trưởng của các phương tiện chạy điện EV. Các loại xe điện sẽ làm nhu cầu điện toàn thế giới tăng lên 3.461 terawatt-giờ vào năm 2050. Tuy nhiên, khoảng một nửa nhu cầu sẽ diễn ra một cách linh động, với những chiếc xe điện sạc khi nguồn năng lượng tái tạo trở nên dồi dào.

 

Các dự báo đều được đưa ra chưa tính đến sự can thiệp của các quy định từ các nhà làm luật. Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu Bộ Năng lượng sử dụng luật thời chiến để giữ cho các nhà máy điện than và hạt nhân hoạt động hết công suất dù chúng chẳng mang lại lợi nhuận. Điều này có thể làm sai lệch các dự báo nếu chính quyền tiếp tục đi theo hướng đó.

 

Báo cáo mới cũng tập trung vào các yếu tố kinh tế có khả năng ảnh hưởng đến thị trường năng lượng trong tương lai. Báo cáo kết hợp các phân tích của 65 nhà nghiên cứu có kinh nghiệm ở cấp độ quốc gia hoặc công nghệ. Các báo cáo khác dường như cũng khá trùng khớp với phân tích của Bloomberg New Energy Finance. Vào năm 2017, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đưa ra một báo cáo dự đoán đến năm 2040, với các kết quả phần lớn tương đồng. Đến năm 2040, IEA dự đoán năng lượng tái tạo sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ của năng lượng từ than đá và năng lượng hạt nhân trong lưới điện, trong khi khí gas vẫn giữ một mức chuyển dịch đều đặn. IEA còn dự báo rằng sự mở rộng nhanh chóng của PV và năng lượng gió ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dẫn đến khoảng 40% sản lượng điện trên thế giới là năng lượng tái tạo vào năm 2040.

 

Như vậy liệu có đủ?

 

Vấn đề căn bản vẫn là: liệu chuyển đổi sang năng lượng tái tạo có đủ để giảm bớt những hiệu ứng tồi tệ của biến đổi khí hậu hay không? Báo cáo của Bloomberg New Energy Finance nhấn mạnh rằng, nếu nền kinh tế diễn ra theo đúng mô hình, lượng khí thải carbon toàn cầu sẽ lên đỉnh điểm vào năm 2027 và giảm 2% mỗi năm kể từ cột mốc đó. Kết quả là nhờ việc "giải tán" các nhà máy điện từ than đá ở Ấn Độ và Trung Quốc.

 

Không may, báo cáo cho biết việc loại bỏ mọi năng lượng từ than đá sẽ không giúp giới hạn sự ấm lên toàn cầu ở mức 2 độ C theo đúng Công ước Paris. Bloomberg New Energy Finance cho biết thế giới cần một công nghệ đáng kể để khử carbon khí gas trên diện rộng, hoặc một số công nghệ mới có thể thay thế vai trò của khí gas trong lĩnh vực sản xuất năng lượng. Dù giải pháp thứ hai có thể bao gồm việc giảm mạnh giá pin hoặc trợ giá mạnh đối với năng lượng hạt nhân, giải pháp thứ nhất có lẽ là một thứ tương tự như nhà máy NETPower hiện đang được thử nghiệm tại Texas với khả năng hấp thụ khí carbon ngay khi nó được tạo ra.

518Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
518
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).