Nghiên Cứu Đầu Tiên Chứng Minh Hạt Vi Nhựa Đã Xuất Hiện Trong Cơ Thể Người

25 Tháng Mười 201812:00 SA(Xem: 6271)
Nghiên Cứu Đầu Tiên Chứng Minh Hạt Vi Nhựa Đã Xuất Hiện Trong Cơ Thể Người
Nghiên Cứu Đầu Tiên Chứng Minh Hạt Vi Nhựa Đã Xuất Hiện Trong Cơ Thể Người

Khoảng giữa tháng 10/2018, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Gastroenterology Journal lần đầu tiên chứng minh được sự có mặt của các hạt vi nhựa microplastics trong đường tiêu hóa con người.

 

Các nhà khoa học từ Cơ quan Môi trường Áo và Đại học Y khoa Vienna đã tìm thấy những mảnh vụn hoặc sợi nhựa siêu nhỏ, có kích thước từ 5 - 100 nm, tích tụ trong phân của 8 người đến từ Ý, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan, Nga, Anh, Phần Lan và Áo.

 

Trong suốt quá trình nghiên cứu, những người tham gia được yêu cầu ghi lại chi tiết những gì họ đã ăn trong tuần trước khi lấy mẫu thử nghiệm. Các nhà khoa học cho biết cả 8 người tham gia đều uống nước từ chai nhựa hoặc tiêu thụ các loại thực phẩm đựng trong bao bì nhựa. Kết quả là, tất cả các mẫu phân được xét nghiệm đều dương tính với hạt vi nhựa. Có tới 9 loại nhựa được tìm thấy trong các mẫu thử nghiệm.

 

Các nhà nghiên cứu lưu ý hạt vi nhựa có thể sinh ra khi các mảnh nhựa lớn hơn bị mài mòn hoặc phá vỡ. Chúng có thể mang theo các hóa chất độc hại và mầm bệnh vào cơ thể con người. Nghiên cứu cho rằng hạt vi nhựa còn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch đường ruột của con người. Thực tế, hoạt động sản xuất nhựa trên toàn thế giới đã tăng vọt trong vòng 2 thập kỷ qua. Chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm đầu thế kỷ 21, con người đã sản xuất ra một lượng nhựa bằng toàn bộ lịch sử trước đó cộng lại. Nhưng chỉ có 20% trong số chúng là nhựa được tái chế. Mỗi phút trên toàn cầu, gần 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ.

 

Kết quả là, có khoảng 9 triệu tấn nhựa chảy vào đại dương mỗi năm. Các loài động vật biển sẽ là nạn nhân đầu tiên ăn phải các hạt vi nhựa. Nhưng sau khi con người ăn cá ngừ, mực, tôm hùm và các loài hải sản khác, hạt vi nhựa sẽ vào đường ruột của chúng ta.

 

Nghiên cứu được thực hiện tại Châu Âu, cho biết rằng khi ăn một suất hải sản, các món từ động vật có vỏ như trai, hàu, sò…, người ta có thể nuốt vào bụng 90 hạt vi nhựa. Số lượng có thể thay đổi theo từng quốc gia, nhưng trung bình những người hay ăn hải sản, với các món từ động vật có vỏ, có thể nuốt vào 11,000 hạt vi nhựa mỗi năm. Một nguồn thực phẩm khác có thể nhiễm vi nhựa từ biển là muối. Một kilogram muối biển có thể chứa hơn 600 hạt vi nhựa. Nếu ăn tối đa 5 gam muối mỗi ngày, điều này có nghĩa là chúng ta cũng tiêu thụ 3 hạt vi nhựa trong đó.

 

Nhưng có lẽ nguồn hạt vi nhựa lớn nhất mà chúng ta tiêu thụ là nước đóng chai. Các chai nước dùng một lần có thể chứa từ 2 đến 44 hạt vi nhựa mỗi lít. Trong khi các chai tái sử dụng chứa từ 28 đến 241 hạt/ lít.

 

Nghiên cứu trước đây cho thấy bia, mật ong, thịt gà cũng là những nguồn thực phẩm chứa hạt vi nhựa. Các hạt nhựa siêu nhỏ còn có thể xuất hiện trong không khí. Một nghiên cứu ước tính chúng ta có thể ăn 70,000 hạt vi nhựa lắng lắng xuống bữa tối từ không khí mỗi năm. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học người Áo là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự hiện diện của nhựa trong đường ruột con người. Nó được công bố vài tháng sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo sẽ điều tra các tác động tiềm ẩn của nhựa đối với sức khỏe.

 

Hồi tháng 03/2018, một nghiên cứu đánh giá của WHO tìm thấy 90% các loại nước đóng chai có trên thị trường chứa hạt vi nhựa. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự hiện diện của nhựa trong thực phẩm và đồ uống chúng ta tiêu thụ, bao gồm cả cá và nước. Dù vậy, các nhà khoa học cũng chưa rõ các hạt vi nhựa có thể ảnh hưởng thế nào đến cơ thể và sức khỏe của chúng ta.

 

53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).