Lần Đầu Tiên Ở Anh, Thai Nhi Được Phẫu Thuật Khi Vẫn Còn Trong Bụng Mẹ

27 Tháng Mười 201812:00 SA(Xem: 5022)
Lần Đầu Tiên Ở Anh, Thai Nhi Được Phẫu Thuật Khi Vẫn Còn Trong Bụng Mẹ
Lần Đầu Tiên Ở Anh, Thai Nhi Được Phẫu Thuật Khi Vẫn Còn Trong Bụng Mẹ

Khoảng cuối tháng 10/2018, một số nguồn tin cho biết, hai ca phẫu thuật mang tính đột phá đã được thực hiện thành công tại Anh, trong đó, các bác sĩ phẫu thuật cho hai đứa trẻ bị nứt đốt sống từ khi chưa chào đời. Chính xác, các bác sĩ đã phẫu thuật cho hai thai nhi còn trong bụng mẹ. Thật kì diệu!

 

Các ca phẫu thuật được thực hiện từ vài tháng trước, diễn ra trong vòng 90 phút, huy động tới 30 bác sĩ và nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học College London. Nhưng phải đợi tới cuối tháng 10/2018, các bác sĩ mới dám khẳng định kết quả thành công mỹ mãn của hai ca phẫu thuật. Cả hai thai nhi và bà mẹ đều đã phục hồi tốt.

 

Bệnh nứt đốt sống là một tình trạng trong đó xương và màng cột sống phát triển không đầy đủ, để lộ tủy sống ra ngoài ngay từ giai đoạn thai kỳ. Khoảng một trong mỗi 1,000 trẻ sơ sinh ở Anh phải chịu đựng khiếm khuyết ống thần kinh. Căn bệnh được cho là có liên quan đến di truyền hoặc lượng acid folic thấp. Dạng khiếm khuyết nghiêm trọng nhất, được gọi là myelomeningocele, có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, từ việc trẻ sinh ra bị khiếm khuyết vận động, khó đi lại đến trí não kém phát triển.

 

Trong quá khứ, các bác sĩ phải chờ đứa trẻ được sinh ra, thậm chí lớn đến một độ tuổi nhất định để có khả năng chịu đựng được những can thiệp vào đốt sống. Thủ tục yêu cầu bác sĩ phải đóng phần đốt sống bị nứt, đồng thời chọc một ống thông vào bên trong để thoát lưu dịch tủy bị tích tụ nếu có. Việc đợi đứa trẻ sinh ra sẽ kéo dài thời gian nguy cơ tăng nặng tổn thương cho bé, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Vì vậy, các bác sĩ tại Anh đã lựa chọn việc phẫu thuật sớm nhất có thể, ngay từ khi đứa bé chưa chào đời. Về cơ bản, đó là một ca phẫu thuật kép, mổ xuyên tử cung.

 

Bác sĩ phẫu thuật Jan Deprest đến từ Bệnh viện Đại học College London nói: “Phẫu thuật trong tử cung liên quan đến việc mở tử cung của người mẹ, mổ tiếp thai nhi để thấy được nứt đốt sống mà không đánh thức bé chào đời, đóng vết nứt và sau đó khâu lại tử cung để thai nhi tiếp tục phát triển an toàn bên trong. Việc đóng các vết nứt cột sống của thai nhi trong tử cung sử dụng phương pháp này là một lựa chọn thay thế cho phẫu thuật sau sinh, và đã được chứng minh cải thiện được kết quả cho trẻ trong ngắn và trung hạn".

 

Thực tế, kỹ thuật phẫu thuật xuyên tử cung đã được phát triển ở Mỹ từ 20 năm trước. Các bác sĩ ở Bệnh viện Nhi Philadelphia từng phẫu thuật thành công cho một thai nhi 23 tuần tuổi trong bụng mẹ. Hiện nay, quy trình không thay đổi nhiều. Sau phẫu thuật xuyên tử cung, thai nhi sẽ phát triển thêm 10 tuần nữa, cho đến khi được mổ sinh ở tuần tuổi thứ 37.

 

Phẫu thuật xuyên tử cung để điều trị nứt đốt sống cho thai nhi trước đây đã được thực hiện thành công ở Mỹ, Bỉ và Thụy Sĩ. Nhưng tại Anh, đây là 2 ca phẫu thuật đầu tiên. Trước đó, những thai phụ Anh có con mắc dị tật thường phải qua Bỉ để thực hiện thủ tục.

51Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
51
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).