Israel Đã Tạo Ra Mô Cấy Ghép Không Gây Đào Thải

23 Tháng Mười Một 201812:00 SA(Xem: 4438)
Israel Đã Tạo Ra Mô Cấy Ghép Không Gây Đào Thải
Israel Đã Tạo Ra Mô Cấy Ghép Không Gây Đào Thải

Khoảng giữa tháng 11/2018, các nhà nghiên cứu Israel đã tạo ra loại mô cấy ghép đầu tiên, có thể cá nhân hoá hoàn toàn bằng chính vật chất và tế bào của người được cấy. Công nghệ mới sẽ mở đường cho những bộ phận cấy ghép khác từ tuỷ sống cho đến tim hay não chỉ từ mẫu sinh thiết mô mỡ và điều quan trọng là không bị đào thải sau cấy ghép.

 

Giáo sư Tal Dvir, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến từ đại học Tel Aviv, cho biết: “Chúng tôi đã có thể tạo ra hydrogel cho từng bệnh nhân từ các vật chất của mẫu sinh thiết lấy từ họ, từ đó phân chia các tế bào mô mỡ thành nhiều loại tế bào khác, kỹ thuật hoá thành các mô cấy ghép khác từ tim đến tủy sống, vỏ não để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Do các tế bào lẫn vật chất chế tạo mô cấy được trích xuất từ cơ thể bệnh nhân do đó mô cấy không kích hoạt phản ứng miễn dịch, đảm bảo quá trình tái tạo phù hợp đối với những cơ quan bị thương tổn”

 

Trong kỹ thuật tái tạo mô y học hiện nay, tế bào được phân lập từ bệnh nhân và nuôi cấy trong vật liệu sinh học để hình thành mô chức năng. Vật liệu sinh học có thể là vật liệu tổng hợp hoặc tự nhiên, lấy từ thực vật hoặc động vật. Vì vậy, sau khi cấy ghép, chúng có thể kích thích phản ứng miễn dịch khiến mô cấy bị đào thải. Bệnh nhân nhận mô cấy ghép hay các cơ quan cấy ghép đều phải điều trị thêm bằng thuốc ức chế miễn dịch và điều này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ bởi hệ miễn dịch trở nên yếu đi.

 

Phương pháp mới của các nhà nghiên cứu Israel hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề đào thải sau cấy ghép. Tiến sĩ Dvir giải thích: “Công nghệ của chúng tôi có thể tạo ra mọi loại mô và sau khi cấy ghép, chúng tôi có thể tái tạo hầu như mọi cơ quan bị tổn thương hay nhiễm bệnh, chẳng hạn như tái tạo tim của một bệnh nhân sau cơn đau tim, não sau khi bị chấn thương hay di chứng của Parkinson và thậm chí là tuỷ sống bị tổn thương. Thêm vào đó, chúng tôi có thể tạo ra mô mỡ dành cho công tác phẫu thuật tái tạo hoặc phẫu thuật thẩm mỹ. Những mô cấy sẽ không bị cơ thể đào thải”

 

Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đã trích xuất một mẫu sinh thiết mô mỡ từ bệnh nhân sau đó phân tách thành các tế bào và vật chất tế bào. Trong khi các tế bào được tái lập trình để trở thành các tế bào gốc đa năng (pluripotent stem cell) - loại tế bào tiềm năng có thể tạo ra mọi loại tế bào hay mô khác mà cơ thể cần, các vật chất ngoại bào được xử lý để trở thành hydrogel cá nhân hoá - hydrogel mang đặc điểm của chính người bệnh.

 

Tế bào gốc và hydrogel sau đó được kế hợp và nhóm nghiên cứu đã tạo ra mô cá nhân hoá và cấy ghép thành công trên cơ thể bệnh nhân mà không kích thích phản ứng đào thải. Hiện nhóm đang tập trung tái tạo tuỷ sống bị tổn thương và phục hồi cho tim sau khi bị nhồi máu cơ tim. Họ cũng đang tìm cách cấy ghép chất dẫn truyền thần kinh dopamine để chữa bệnh Parkinson, trước mắt là trên mô hình động vật. Ngoài ra, họ cũng đã có kế hoạch tái tạo các cơ quan khác như ruột và mắt.

53Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
53
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).