Đức Không Cho Trẻ Em Gửi Thư Đòi Quà Ông Già Noel

29 Tháng Mười Một 201812:00 SA(Xem: 4640)
Đức Không Cho Trẻ Em Gửi Thư Đòi Quà Ông Già Noel
Đức Không Cho Trẻ Em Gửi Thư Đòi Quà Ông Già Noel

Khoảng cuối tháng 11/2018, một thị trấn ở Đức đã bỏ đi một trong những hoạt động truyền thống lâu đời - cấm trẻ em công khai treo thư đòi quà ông già Noel lên cây. Các nhà lập pháp thì đổ lỗi cho luật riêng tư mới của EU.

 

Cụ thể, trẻ em ở Roth và Bavaria, đã bày tỏ sự buồn bã sau khi các quan chức thông báo về lệnh cấm mới. Họ cho biết dù không muốn nhưng không còn lựa chọn nào khác, hoặc vi phạm và đóng một khoản phạt lớn. Trong nhiều năm liền, trẻ em ở Châu Âu thường viết một lá thư, trong đó kể về những thứ mong muốn ông già Noel gửi tặng, kèm theo tên tuổi, địa chỉ để tiện... giao quà.

 

Tuy nhiên, theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung Châu Âu GDPR, chính quyền địa phương phải được sự cho phép bằng văn bản từ cha mẹ của 4,000 đứa trẻ, rằng dữ liệu của chúng có thể bị chia sẻ và sử dụng bởi bên thứ ba. Không chỉ Giáng sinh, 2 thị trấn Roth và Bavaria vẫn dùng ghi chú công khai trong nhiều sự kiện văn hóa tại địa phương. Melanie Hanker, người quản lý các sự kiện công cộng ở Roth, cho biết: “Sẽ không có bất kỳ đôi mắt lấp lánh nào trước cây thông Noel nữa...”

 

Tuy nhiên, đài phát thanh địa phương Antenna Bayern cho biết đã làm việc với các chuyên gia để tuân thủ GDPR theo hình thức khác, nhằm cứu vãn hoạt động truyền thống. Một phát ngôn viên của Uỷ ban Châu Âu chia sẻ: “Các Ông già Noel nên có thông tin liên lạc của một gia đình để gửi quà đúng nơi đúng chỗ - miễn là có sự đồng ý của phụ huynh với trẻ vị thành niên. Đây là những quy tắc trong 20 năm và Quy định bảo vệ dữ liệu chung đã không thay đổi nó”

 

Định nghĩa một cách cơ bản, điều luật GDPR được ban hành là để bảo vệ thông tin riêng tư của người dùng khỏi hành vi sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép của các công ty hoạt động trong khối Liên minh Châu Âu. Điều luật đã chính thức có hiệu lực từ ngày 25/05/2018.

 

Về phía người dùng, điều luật GDPR không chỉ bảo vệ quyền lợi của cư dân Châu Âu nói riêng mà còn áp dụng cho bất kỳ người nào có sử dụng dịch vụ do một công ty đặt tại Châu Âu cung cấp. Chẳng hạn một người đang ở Mỹ nhưng truy cập vào các trang tin tức Anh, họ vẫn có nghĩa vụ phải bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng.

 

Còn các doanh nghiệp sẽ phải tuân theo các quy định cụ thể và rõ ràng của GDPR về cách thức thu thập thông tin cá nhân, địa điểm dữ liệu được chia sẻ và những loại thông tin nào của người dùng được sử dụng. Đối với các công ty ở ngoài Châu Âu nhưng có cung cấp dịch vụ cho cư dân Châu Âu, vẫn sẽ phải chấp hành theo điều luật GDPR.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).