Nga Và Trung Quốc Hợp Tác Thử Nghiệm Tinh Chỉnh Khí Quyển Trái Đất

20 Tháng Mười Hai 20181:40 SA(Xem: 4413)
Nga Và Trung Quốc Hợp Tác Thử Nghiệm Tinh Chỉnh Khí Quyển Trái Đất
Nga Và Trung Quốc Hợp Tác Thử Nghiệm Tinh Chỉnh Khí Quyển Trái Đất

Khoảng giữa tháng 12/2018, một số nguồn tin cho biết, Nga và Trung Quốc đang hợp tác tiến hành một chuỗi những thí nghiệm gây tranh cãi, trong đó có việc dùng sóng radio tần số cao để tinh chỉnh khí quyển Trái Đất.

 

Phía Nga sẽ lắp đặt thứ gọi là “Hệ thống nung nóng tầng điện ly Sura” gần thị trấn Vasilsurskm, phía đông Moscow. Tại đây, các nhà khoa học sẽ bắn nững sóng radio tần số cao lên trời để tinh chỉnh tầng điện ly của khí quyền. Trong khi đó, phía Trung Quốc sẽ dùng những vệ tinh điện từ trường Seismo (CSES) do họ làm trước đây với Ý để đo lường những tác động lên nhiễu loạn plasma từ quỹ đạo.

 

Giới khoa học cho rằng đây không phải là lần đầu tiên các thử nghiệm kiểu như vậy được tiến hành, tuy nhiên hiện nó đang được tiến hành bởi Trung Quốc và Nga nên dấy lên nghi ngờ rằng trong đó có thể sẽ có thêm cả những ứng dụng quân sự. Chi tiết hơn, tầng điện ly và lớp khí đã ion hóa (plasma) nằm trên đó có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống liên lạc vô tuyến. Việc làm xáo trộn tầng điện ly một cách có chủ đích thì trên mặt lý thuyết, có thể tăng cường hoặc chắn nững tín hiệu vô tuyến tầm xa.

 

Về các công trình tiến hành thử nghiệm. Sura ban đầu được xây dựng bởi Liên Xô vào đầu những năm 1980 và được cho là nguồn cảm ứng để xây dựng nên cơ sở thí nghiệm sưởi khí quyển tương tự nhưng lớn hơn của Mỹ là Chương trình nghiên cứu Auroral Active Active (HAARP), đặt tại Alaska. Có thể hiểu là, HAARP được thiết kế để bơm plasma vào tầng điện ly, có công suất lớn hơn Sura. Trước đây, HAARP được tài trợ một phần bởi quân đội Mỹ, hiện đang được quản lý bởi Đại học Alaska Fairbanks. Không quân Mỹ vẫn đang theo đuổi các chương trình kiểm soát khí quyển và đang tìm cách thả các quả bom plasma để nghiên cứu tác động của nó tới tầng điện ly. Còn Trung Quốc cũng được cho là sở hữu một lò sưởi tầng điện ly hiện đại ở Hải Nam và có thông tin cho rằng nó có thể kiểm soát được tầng điện ly ở khu vực lân cận.

 

Thử nghiệm của Nga và Trung Quốc sẽ được tiến hành vào tháng 06/2019, và bên ngoài, nó vẫn là một thử nghiệm để phục vụ cho công tác nghiên cứu tầng điện ly trong tương lai. Khi diễn ra thử nghiệm, một khu vực rộng gần 126,000 km vuông sẽ bị ảnh hưởng do sự nhiễu loạn của tầng điện ly. Trong một thử nghiệm khác cũng thuộc nghiên cứu, nhiệt độ của lượng khí đã ion hóa trong khí quyển sẽ bị đẩy lên 100 độ C.

 

Cả Nga và Trung Quốc khẳng định rằng đây chỉ là một nghiên cứu khoa học thuần túy và hoàn toàn vô hại đối với khí quyển Trái Đất. Thậm chí, Trung Quốc còn khẳng định rằng: “Chúng tôi không dám đùa với Trời. Chúng tôi không phải là quốc gia duy nhất hợp tác với người Nga. Một số nước khác cũng sẽ làm điều tương tự.”

 

Hiện vẫn không có bằng chứng gì cho thấy các bên tham gia thử nghiệm có ý đồ không tốt. Tuy nhiên, nó vẫn bị đặt dưới các dò xét nghi ngờ, bởi Nga gần đây bị cáo buộc gây nhiễu tín hiệu GPS, nên không loại trừ khả năng họ muốn thao túng tầng điện ly để kiểm soát thông tin liên lạc. Dù vậy, đó chỉ là những đồn đoán chưa có cơ sở và trước giờ, các nghiên cứu thuộc lĩnh vực luôn chịu sự “quấy rầy” của những thuyết âm mưu bởi sự nhạy cảm cố hữu của nó.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).