Sân Bay Lớn Thứ Hai Nước Anh Tê Liệt Vì Có Drone Lạ Xâm Nhập

20 Tháng Mười Hai 201811:39 CH(Xem: 5042)
Sân Bay Lớn Thứ Hai Nước Anh Tê Liệt Vì Có Drone Lạ Xâm Nhập
Sân Bay Lớn Thứ Hai Nước Anh Tê Liệt Vì Có Drone Lạ Xâm Nhập

Khoảng giữa tháng 12/2018, Sân bay Gatwick - sân bay lớn thứ hai tại Anh - đã phải đóng cửa trong suốt tối thứ Tư và sáng thứ Năm sau khi nhận được thông báo có hai drone (thiết bị bay điều khiển từ xa) đang lượn lờ xung quanh.

 

Sân bay Gatwick đã phải hủy bỏ các chuyến bay vào lúc 9 giờ tối hôm thứ Tư sau khi người ta phát hiện hai chiếc drone lạ, và dù đã hoạt động trở lại trong một thời gian ngắn vào lúc 3 giờ sáng hôm sau, sân bay lại phải đóng cửa lần nữa sau đó 45 phút vì hai drone kia tái xuất hiện. Đến 9 giờ 15 phút sáng thứ Năm, các chuyến bay đến và đi tại sân bay Gatwick vẫn bị tạm ngừng.

 

Ngoài việc không có chuyến bay nào được phép cất cánh, nhiều chuyến bay khác lẽ ra sẽ hạ cánh xuống sân bay Gatwick đã phải bay sang các sân bay khác thuộc khu vực London, bao gồm Luton, Heathrow, và Stansted; một số chuyến bay khác xui xẻo hơn, buộc phải hạ cánh xuống Paris và Amsterdam. Tổng cộng có 760 chuyến bay chở 110,000 hành khách đã không thể cất cánh hoặc hạ cánh tại Gatwick trong suốt ngày thứ Năm.

 

Trả lời về vụ việc, Cơ quan hàng không dân dụng Anh cho biết: “Việc điều khiển drone bay gần với sân bay là điều hoàn toàn không chấp nhận được, và bất kỳ ai coi thường các quy định sẽ phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc, bao gồm ngồi tù”. Hiện theo luật pháp Anh, điều khiển drone bay trong phạm vi 1km quanh sân bay mà không có sự chấp thuận rõ ràng nào là hành vi bất hợp pháp. Theo lời Nam tước Sugg, Bộ trưởng Hàng không, nếu bị bắt, người điều khiển các drone gây náo loạn sân bay Gatwick có thể đối mặt với án phạt tù 5 năm . Dù những người dùng drone tại Mỹ bị buộc phải ghi danh drone của mình từ năm 2015, những quy định tương tự đối với người dùng drone tại Anh phải đợi đến tháng 11/2019 mới được đưa vào áp dụng.

 

Bởi việc tìm ra người điều khiển drone là rất khó khăn, nhiều giải pháp về mặt kỹ thuật đã được nghiên cứu để đảm bảo việc cho drone bay gần sân bay không chỉ là bất hợp pháp, mà còn không thể thực hiện được. Một công ty an ninh hàng không đã đưa ra giải pháp kết hợp giữa radar, dò tìm bằng camera, dò tìm bằng tần số radio, và công nghệ làm nhiễu sóng có thể sử dụng bởi cơ quan quản lý sân bay để bắt gọn những chiếc drone lượn lờ bất hợp pháp. Bên cạnh việc trang bị cho các drone của mình phần mềm định vị địa lý nhằm ngăn chúng bay vào không phận giới hạn, DJI đã phát triển công nghệ cho phép họ phát hiện ra các drone từ cách đó đến 10 dặm.

 

Những giải pháp như vậy có thể trở thành một phần thiết yếu tại các sân bay, trong bối cảnh các vụ việc phá hoại sân bay gây ra bởi các drone đang ngày một tăng cao. Dedrone, một website theo dõi các vụ việc gây ra bởi drone trên toàn cầu, đã ghi lại được 13 sự cố chỉ trong tháng 11/2018 tại nhiều quốc gia, từ Mỹ, Thụy Sỹ, Đức, Áo, New Zealand, và hiển nhiên là cả Anh.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).