IBM Phát Triển Cảm Biến Móng Tay Kết Hợp AI Theo Dõi Người Bệnh Parkinson

26 Tháng Mười Hai 20181:02 SA(Xem: 4411)
IBM Phát Triển Cảm Biến Móng Tay Kết Hợp AI Theo Dõi Người Bệnh Parkinson
IBM Phát Triển Cảm Biến Móng Tay Kết Hợp AI Theo Dõi Người Bệnh Parkinson

Khoảng cuối tháng 12/2018, theo dự án được nhóm nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học Scientific Reports, phòng nghiên cứu IBM Research, thuộc công ty máy tính IBM, đã phát triển và thí nghiệm thành công hệ thống cảm biến siêu nhỏ gọn, có thể phát hiện sự biến dạng của móng tay khi người dùng thao tác trong cuộc sống thường ngày, từ đó theo dõi tình trạng của nhiều loại bệnh lý từ Parkinson, tim phổi đến khả năng nhận thức của bệnh nhân tâm thần phân liệt hoặc các nguy cơ dẫn đến tử vong ở người lớn tuổi.

 

Qua thử nghiệm ban đầu, hệ thống cảm biến kết hợp với trí tuệ AI phân tích dữ liệu đã có thể lưu lại dữ liệu người bệnh trong quá trình thực hiện các hoạt động hàng ngày như cầm nắm, viết,… với độ chính xác cao.

 

Hệ thống cảm biến đặt trên móng tay của IBM xuất phát từ việc tìm kiếm giải pháp để ghi lại dữ liệu về hành vi ở người bệnh Parkinson, đa phần là người lớn tuổi. Giải pháp theo dõi sức khỏe truyền thống như cảm biến ngoài da tương đối khó áp dụng do các vấn đề về da liễu gây ra hiện tượng kích ứng hoặc cho kết quả đo kém chính xác, vì da người già thường bị khô, sần sùi. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một yếu tố cực kì thú vị, chứa đựng rất nhiều thông tin về sức khỏe con người: lực ngón tay, vì đây là cách phổ biến nhất mà chúng ta tương tác với môi trường xung quanh, từ khẽ nhất như chạm, vuốt để kiểm tra bề mặt, chất liệu, cho đến mạnh nhất như cầm nắm, ném, nắn bóp.

 

Từ đó, nhóm nghiên cứu đi đến quyết định phát triển hệ thống cảm biến lực ngón tay thông qua sự biến dạng của móng. Sự biến dạng trong đời sống chúng ta có thể không để ý vì chúng chỉ thay đổi rất ít, chỉ vài micron (micromet). Để dễ hình dung, đường kính một sợi tóc người là vào khoảng 50 đến 100 micron, hoặc một tế bào hồng cầu có đường kính trung bình chưa đến 10 micron. Tuy nhiên, đối với những cảm biến đo sức căng bề mặt chuyên dụng, đây là mức thay đổi có thể ghi lại được.

 

Qua phát triển, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc gửi tín hiệu hoàn chỉnh từ đầu ngón tay về thiết bị chủ (Apple Watch), đồng thời hình thành những mẫu dữ liệu đặc trưng cho từng động tác khác nhau của ngón tay. Hệ thống cảm biến cũng có thể nhận biết chữ số bằng cách dùng ngón tay viết trên mặt phẳng với độ chính xác lên đến 94%. Dữ liệu được đưa vào máy học ngay trên smartwatch để phân tích nhằm tìm ra các hiện tượng vận động chậm bradykinesia, rối loạn vận động dyskinesia hoặc co giật tremor, vốn đều là triệu chứng của bệnh Parkinson.

 

Nhóm nghiên cứu hi vọng dự án sẽ giúp khoa học hiểu thêm về những thay đổi trên cơ thể khi xảy ra các bệnh liên quan đến vận động, hơn nữa còn đa dạng hóa ứng dụng công nghệ kĩ thuật cao vào lĩnh vực y tế, chẳng hạn như bệnh nhân bị bại liệt tứ chi có thể giao tiếp nhờ vào loại cảm biến mới.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).