Nhật Bản Rời Khỏi Ủy Ban Cá Voi Quốc Tế, Tiếp Tục Đánh Bắt Cá Voi Thương Mại

27 Tháng Mười Hai 20181:04 SA(Xem: 5119)
Nhật Bản Rời Khỏi Ủy Ban Cá Voi Quốc Tế, Tiếp Tục Đánh Bắt Cá Voi Thương Mại
Nhật Bản Rời Khỏi Ủy Ban Cá Voi Quốc Tế, Tiếp Tục Đánh Bắt Cá Voi Thương Mại

Khoảng cuối tháng 12/2018, Nhật Bản công bố sẽ rời khỏi Ủy ban Cá voi Quốc tế IWC (International Whaling Body), để tiếp tục việc đánh bắt thương mại loài cá voi. Dù đây là bước lùi của Nhật Bản trong việc bảo tồn động vật biển, nhưng phía Nhật cũng cho biết sẽ không tổ chức sự kiện đánh bắt thường niên tại Nam Cực như hồi năm 2017, giết hại 333 con cá voi và bị cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án.

 

Yoshihide Suga, chánh văn phòng nội các Nhật Bản, tuyên bố trên truyền hình rằng, việc đánh bắt cá voi sẽ chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh hải của Nhật Bản, cũng như trong khu vực 200 dặm của vùng đặc quyền kinh tế dọc bờ biển đất nước. Dự kiến họ sẽ quay trở lại đánh bắt cá voi phục vụ mục đích thương mại vào tháng 07/2019 tới sau 30 năm thỏa thuận với IWC, chỉ đánh bắt cá voi với số lượng “hạn chế”.

 

Ông Suga cho biết, IWC “đang bị các nhà bảo tồn lũng đoạn” và Nhật Bản thất vọng vì những nỗ lực của Ủy ban là chưa đủ để kiểm soát trữ lượng cá voi trên thế giới, bất chấp việc Ủy ban đã có hiệp ước cho cả ngành công nghiệp đánh bắt cá voi cũng như các nhà bảo tồn trên toàn thế giới.

 

Những năm 80 của thế kỷ trước, IWC đưa ra lệnh cấm khai thác thương mại vì khi đó cá voi đang trên bờ vực tuyệt chủng. Thời điểm đó, Nhật Bản đề xuất kế hoạch đánh bắt vì mục đích nghiên cứu, cụ thể hơn, mỗi năm Nhật sẽ chỉ bắt 825 con cá voi mõm nhọn và 50 con cá nhà táng để “nghiên cứu” nhưng bị cộng đồng phê phán vì phát hiện ra thịt cá voi được bán đầy rẫy ngoài chợ.

 

Úc, một trong những tiếng nói phê phán mãnh liệt nhất việc khai thác cá voi của Nhật trong một thông cáo báo chí, cho biết họ “hết sức thất vọng” với quyết định của Nhật Bản về việc rời khỏi Ủy ban. Tuy nhiên, “nước sông không phạm nước giếng”, và Úc cũng đánh giá cao việc không hành quân xuống vùng biển Nam Cực để săn bắt cá voi như trước.

 

Ở Nhật Bản, việc săn bắt cá voi đã diễn ra từ thế kỷ XII, nhưng dần thu hẹp lại vì sức ép của cộng đồng thế giới và nhu cầu thịt cá voi ở quê nhà cũng giảm dần. Việc Nhật Bản rời khỏi IWC chưa chắc đã là một việc tồi tệ 100%, vì họ sẽ phải loanh quanh trong vùng lãnh hải của đất nước mình thay vì đi khai thác cá voi ở vùng biển quốc tế, đặc biệt là những chuyến săn bắt ở Nam Cực.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2021
Hôm thứ Hai (22/02/2021), Ủy ban An toàn Hà Lan (Dutch Safety Board - DSB) thông báo đang điều tra vụ máy bay chở hàng Boeing 747-400 gặp sự cố, khiến hàng chục mảnh vỡ động cơ rơi xuống làng Meerssen ở miền nam Hà Lan.
21 Tháng Hai 2021
Giới chức Mỹ yêu cầu kiểm tra và có thể loại bỏ một số chiếc Boeing 777 sau khi máy bay của United Airlines cháy động cơ trên không.
21 Tháng Hai 2021
40 người vô gia cư ở St. Petersburg được tiêm vaccine Covid-19 hôm Chủ nhật (21/02/2021), nhờ một sáng kiến từ thiện nhận được sự ủng hộ của các quan chức địa phương.
17 Tháng Hai 2021
Cơn khát vaccine của một số nước Châu Âu làm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn đang nỗ lực thể hiện mình là một đồng minh chống Covid-19 đáng tin cậy.
17 Tháng Hai 2021
Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết khoảng 1/3 quân đội Mỹ từ chối tiêm vaccine Covid-19, bất chấp mức độ lây nhiễm đáng lo ngại.
16 Tháng Hai 2021
Bà Ngozi Okonjo-Iweala, cựu bộ trưởng tài chính Nigeria, trở thành người Châu Phi đầu tiên và cũng là phụ nữ đầu tiên giữ cương vị tổng giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).