Sharp Tham Gia Lĩnh Vực Sản Xuất Màn Hình OLED

12 Tháng Giêng 20181:29 SA(Xem: 5286)
Sharp Tham Gia Lĩnh Vực Sản Xuất Màn Hình OLED
Sharp Tham Gia Lĩnh Vực Sản Xuất Màn Hình OLED

Mùa hè 2018, Sharp sẽ bắt đầu thương mại hóa việc sản xuất màn hình OLED cho các smartphone của hãng, như là nỗ lực cố gắng chiếm một phần nhỏ trong thị trường đang bị Samsung Electronics thống trị.

 

Sharp đã nhìn thấy cơ hội khi những hãng smartphone lớn như Apple và Samsung đang mạnh tay trang bị màn hình OLED. Điều này sẽ giúp hãng đi trước tập đoàn Japan Display – vốn cũng đang hy vọng sẽ bắt đầu sản xuất màn hình OLED vào đầu năm 2019.

 

Sharp là hãng điện tử thuộc sở hữu của công ty gia công đồ điện tử Đài Loan, Hon Hai Precision Industry, hay Foxconn – đang hướng đến việc bắt đầu sản xuất hàng loạt màn hình trong quý từ tháng 4 đến tháng 06/2018. Mục tiêu là trong mùa hè 2018, họ có thể đưa các màn hình mỏng, linh hoạt đó lên các model smartphone cao cấp của riêng mình.

 

Sharp đã đầu tư khoảng 88.4 triệu USD vào các dây chuyền sản xuất tấm nền OLED quy mô nhỏ tại nhiều địa điểm, bao gồm cả cơ sở tại Sakai, gần Osaka và đã bắt đầu xuất xưởng các sản phẩm mẫu. Sau đó, hãng sẽ tập trung vào việc tinh chỉnh các khía cạnh như chất lượng hình ảnh và độ sáng để đưa các màn hình mới tới cấp độ sản phẩm hoàn chỉnh.

 

Khả năng tự phát sáng của màn hình OLED đã loại bỏ nhu cầu cần đến đèn nền, cho phép làm điện thoại với bộ khung mỏng hơn và nhẹ hơn. Màu sắc sống động và độ linh hoạt của màn hình đã khiến các công ty như Samsung và Apple áp dụng công nghệ mới vào smartphone. Trong khi đó, TV OLED đã được LG Electronics và các công ty từ Nhật như Sony, Panasonic bán ra thị trường trong nhiều năm.

 

Tuy nhiên, việc sản xuất hàng loạt các màn hình là một thách thức kỹ thuật thực sự, và Samsung hiện vẫn là nhà cung cấp chính với màn hình OLED cho smartphone trên toàn cầu. Đối với màn hình TV, Sharp đang lựa chọn việc tập trung màn hình tinh thể lỏng, vốn đã được định vị như mảng kinh doanh chính, bao gồm cả việc tập trung tài nguyên quản trị vào các tấm nền độ phân giải 8K. Trong tương lai, công ty sẽ cân nhắc việc tham gia vào các thị trường ngách cho tấm nền OLED, như màn hình trên xe hơi và cung cấp màn hình cho các doanh nghiệp khác. Công ty đánh giá công nghệ mới cần thiết để cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sựa lựa chọn hơn với các tấm nền lớn.

 

Sharp cũng đang cân nhắc việc ra mắt smartphone của hãng tại Châu Âu trong năm 2018, và hướng đến việc phát triển thị phần nước ngoài bằng cách xuất khẩu màn hình OLED.

 

Thực tế, dù Sharp có thể trở thành công ty Nhật Bản đầu tiên sản xuất số lượng màn hình OLED cho smartphone, hãng vẫn chậm chân hơn nhiều so với Samsung. Các ưu thế của Samsung trong năng lực và chi phí sản xuất đã khiến việc cạnh tranh trực tiếp với họ trở nên rất khó khăn.

 

Samsung và LG Display đang nắm giữ vị thế dẫn đầu trong màn hình OLED cho smartphone và TV. Trong những năm 2000, những hãng tiên phong từ Nhật như Sony và Pioneer đã dẫn đầu trong lĩnh vực OLED, nhưng chi phí phát triển và trang thiết bị khổng lồ đã trở thành vấn đề khiến họ phải từ bỏ mảng kinh doanh, trong khi các công ty Hàn Quốc đầu tư một cách tích cực hơn và thống lĩnh thị trường.

 

Với năng lực sản xuất hơn 400 triệu đơn vị sản phẩm, Samsung đã bao phủ gần như hoàn toàn thị trường màn hình OLED cho smartphone. Thậm chí cả Apple cũng lựa chọn loại màn hình mới trong năm 2017, phải đặt toàn bộ đơn hàng từ Samsung. Apple thường chọn nhiều nhà sản xuất để cung ứng cho một bộ phận quan trọng. Nếu khả năng sản xuất hàng loạt màn hình OLED của Sharp trở thành hiện thực, họ có thể tìm được khách hàng mới nhanh chóng thông qua Foxconn.

 

Nhưng cuộc cạnh tranh đang diễn ra nhanh chóng. LG, vốn đã có khả năng sản xuất hàng loạt các màn hình công nghệ cao cho TV, cũng đã công bố kế hoạch đầu tư để sản xuất cho smartphone. Tập đoàn công nghệ BOE Technology Group cũng đã xây dựng một nhà máy mới dành cho sản xuất màn hình. Japan Display cùng với JOLED, liên doanh của họ với Sony và Panasonic, cũng đang nhanh chóng xây dựng một hệ thống sản xuất chi phí thấp cho màn hình.

58Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
58
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
04 Tháng Ba 2019
Khoảng đầu tháng 03/2019, sau khi gây ấn tượng với màn ra mắt chiếc Galaxy Fold, Samsung đã bắt đầu chào hàng công nghệ màn hình gập của mình cho các công ty khác. Theo báo cáo từ trang ETNews, Samsung đã cung cấp một số sản phẩm mẫu dành riêng cho Apple và Google: “Theo một số nguồn tin, vào ngày 27/02/2019, Samsung Display đã làm một bộ mẫu của màn hình gập và gửi chúng tới Apple. Bộ sản phẩm mẫu, giống như phiên bản được trang bị cho chiếc smartphone, có một tấm nền 7.2 inch có thể gập lại được. Kích thước 7.2 inch nghĩa là nó sẽ nhỏ hơn khoảng 0.1 inch so với màn hình gập của Galaxy Fold”
18 Tháng Hai 2019
Hiện nay, smartphone màn hình gập là xu hướng được chờ đợi nhất với hàng loạt các thiết bị của Samsung, Huawei, Xiaomi chuẩn bị ra mắt. Tuy nhiên, LG, công ty vừa ra mắt mẫu TV cuộn đầu tiên trên thế giới, lại không đi theo xu hướng mới.
15 Tháng Hai 2019
Ngoài smart TV chính thống, Samsung cũng có thêm một số TV với phong cách độc đáo như The Frame và Serif TV. Những chiếc TV đặc biệt về cơ bản ưu tiên thiết kế hơn những thứ khác. The Frame biến thành một tác phẩm nghệ thuật khi TV tắt, trong khi Serif TV trông giống như một món đồ nội thất sang trọng.
08 Tháng Giêng 2019
Khoảng đầu tháng 01/2019, trong sự kiện tại CES 2019, Samsung tiếp tục ra mắt một mẫu TV QLED 8K mới với kích thước màn hình lớn nhất hiện nay. Trước đó, Samsung đã từng có những mẫu TV QLED 8K với kích thước màn hình 65, 75, 82 và 85 inch. Và một chiếc TV QLED 8K 98 inch hiện đã được chính thức ra mắt.
05 Tháng Giêng 2019
Khoảng đầu tháng 01/2019, Samsung đã bắt đầu ra mắt những sản phẩm công nghệ đầu tiên, hứa hẹn sẽ xuất hiện tại triển lãm CES 2019.
09 Tháng Mười Hai 2018
Khoảng đầu tháng 12/2018, LG Display cho biết đã vay 2.9 tỷ USD để cấp vốn cho LG Display High-Tech, liên doanh sản xuất tấm nền TV OLED của hãng với công ty nội địa Trung Quốc. Đây là khoản vay hợp vốn từ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc.