Nguyệt Thực Trên Nhà Thờ Cologne

22 Tháng Giêng 20191:38 SA(Xem: 10111)
Nguyệt Thực Trên Nhà Thờ Cologne
LunarEclipseCologne_Junius_960

Caption: Image Credit & Copyright: Martin Junius

 

Tại sao Mặt Trăng đang sáng tròn vẹn đột nhiên trở nên tối đi? Vì nó đang đi vào bóng đen của Trái Đất. Đó là những gì đã xảy ra vào tối Chủ nhật (20/01/2019) khi Mặt Trăng trải qua đợt Nguyệt thực toàn phần. Sự kiện Nguyệt thực đặc biệt diễn ra ở Bắc bán cầu, là sự kết hợp của ba hiện tượng Siêu Trăng, Trăng Sói và Trăng Máu.

 

“Trăng Sói” là tên gọi của kỳ trăng tròn đầu tiên vào tháng Một (từ truyền thuyết về những con sói thích hú lên dưới Trăng). “Trăng Máu” dùng để chỉ màu đỏ nâu của Mặt Trăng trong nguyệt thực. Còn “Siêu Trăng” mô tả kích thước lớn hơn và sáng hơn của Mặt Trăng trên bầu trời do đi qua điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo.

 

Đợt Siêu Trăng đặc biệt đã được chụp lại trong nhiều hình ảnh ngoạn mục. Nổi bật trong số đó là hình ảnh được chụp lại tại Nhà thờ Cologne, Di sản Thế giới của UNESCO, tại Cologne, Đức. Trình tự Nguyệt Thực được chụp lại từ 68 lần phơi sáng khác nhau trong 3 giờ khi nhiệt độ ở mức đóng băng - sau đó kết hợp và chỉnh sửa kỹ thuật số để loại bỏ một người đi xe đạp và một người đi bộ. Đợt Nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ xảy ra vào năm 2021.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Ba 2019
Bất kể thời tiết giá lạnh ra sao, một cơ hội để nhìn ngắm những ánh sáng lung linh trời bắc bao phủ lên trên bề mặt đóng băng của Hồ Superior trên bờ biển phía tây của Keweenaw Peninusla là phần thưởng của đêm tối.
21 Tháng Ba 2019
Đuôi sao và bình minh trong bức tranh toàn cảnh đêm được chụp lại vào ngày 19/03/2019. Khung cảnh nhìn về phía chân trời phía đông từ La Nava de Santiago, Tây Ban Nha. Để tạo ra nó, một loạt các khung hình kỹ thuật số liên tục được ghi lại trong khoảng 2 giờ và kết hợp để theo dõi chuyển động đồng tâm của các ngôi sao qua bầu trời đêm.
18 Tháng Ba 2019
Điều gì đang diễn ra ở trung tâm của thiên hà xoắn ốc M106? Thiên hà M106 xuất hiện vô cùng ấn tượng với một đĩa xoắn ốc chứa đầy những ngôi sao màu xanh cùng mây khí, và phần gần trung tâm với những dải bụi mảnh màu đỏ hòa quyện vào nhau. Lõi của M106 bức xạ mạnh trong vùng sóng radio và tia X, cho thấy hai luồng vật chất phun theo hai hướng ngược nhau, dọc theo trục lớn của thiên hà. M106 là một trong những thiên hà tiêu biểu theo kiểu Seyfert với phần trung tâm có độ sáng lớn bất thường.
15 Tháng Ba 2019
Thiên hà xoắn ốc to lớn, xinh đẹp, M101 là một trong những mục cuối cùng trong danh mục nổi tiếng của Charles Messier, nhưng chắc chắn không phải là cái kém nhất. Trải rộng khoảng 170.000 năm ánh sáng, thiên hà M101 rất lớn, gần gấp đôi kích thước của Dải Ngân Hà Milky Way. M101 cũng là một trong những tinh vân xoắn ốc nguyên bản được quan sát bởi kính viễn vọng lớn thế kỷ 19 của Lord Rosse, Leviathan of Parsontown.
12 Tháng Ba 2019
Làm thế nào Mặt trăng có thể mọc xuyên qua một ngọn núi? Thật ra là không thể - thứ được chụp ở đây là Mặt trăng mọc qua bóng của một ngọn núi lửa lớn. Núi lửa là Mauna Kea, Hawai'i, Hoa Kỳ, một địa điểm thường xuyên chụp ảnh ngoạn mục vì đây là một trong những địa điểm quan sát hàng đầu trên Trái đất. Mặt trời ở hướng ngược lại, phía sau camera.
11 Tháng Ba 2019
Có phải các thiên hà là những viên nam châm khổng lồ? Đúng, nhưng từ trường trong các thiên hà thường yếu hơn nhiều so với trên bề mặt Trái đất, cũng như phức tạp hơn và khó đo đạc hơn.