Từ Tính Của Orion

27 Tháng Hai 201912:56 SA(Xem: 7016)
Từ Tính Của Orion
MagneticOrion_EsoSofia_960

Caption: Image Credit & Copyright: NASA, SOFIA, D. Chuss et al. & ESO, M. McCaughrean et al.

 

Liệu từ tính có thể ảnh hưởng đến cách các ngôi sao hình thành? Phân tích gần đây của dữ liệu Chòm Orion từ thiết bị HAWC + trên đài quan sát SOFIA trên không cho thấy, đôi khi câu trả lời là Có. HAWC + có thể đo sự phân cực của ánh sáng hồng ngoại xa, thứ có thể làm sáng tỏ sự liên kết của các hạt bụi bằng từ trường xung quanh mở rộng. Trong hình ảnh quý vị đang xem, từ trường được hiển thị dưới dạng các đường cong được đặt chồng lên hình ảnh hồng ngoại của Tinh vân Orion được chụp bởi Kính viễn vọng Very Large Telescope ở Chile. Có thể nhìn thấy một chút Tinh vân Kleinmann-Low của Orion ở phía trên bên phải của trung tâm ảnh, trong khi các ngôi sao sáng của cụm Trapezium có thể nhìn thấy ở phía dưới bên trái của trung tâm. Tinh vân Orion cách Trái Đất khoảng 300 năm ánh sáng, là khu vực hình thành sao lớn nhất gần Mặt trời.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
11 Tháng Hai 2019
Muỗi chỉ không đốt khi chúng đã no máu. Dựa váo đây, các nhà khoa học đã nghĩ ra phương pháp chống muỗi đốt hiệu quả: khiến cho chúng cảm thấy no, từ đó không đuổi theo chúng ta tìm máu nữa.
30 Tháng Giêng 2019
Chỉ trong bóng tối thoáng qua của nhật thực toàn phần, ta mới dễ dàng nhìn thấy quầng ánh sáng của Mặt Trời. Thường bị áp đảo bởi ánh sáng Mặt Trời, quầng sáng mở rộng, bầu khí quyển bên ngoài của mặt trời, thật sự là một cảnh tượng quyến rũ. Nhưng các chi tiết tinh tế và phạm vi xa nhất trong độ sáng của quầng sáng, dù có thể nhận thấy bằng mắt thường, lại rất khó chụp ảnh.
29 Tháng Giêng 2019
Có một con đường nối từ phía Bắc đến Nam Thập Tự (Southern Cross) nhưng ta phải ở đúng nơi và đúng lúc để có thể nhìn thấy nó. Con đường, như trong hình, thực ra chính là dải trung tâm của Dải Ngân hà của chúng ta; còn “đúng chỗ” trong trường hợp này là đêm Laguna Cejar ở Salar de Atacama của Bắc Chile; và “đúng lúc” là vào đầu tháng 10, ngay sau khi mặt trời lặn.
28 Tháng Giêng 2019
Tại sao lại có vệt đỏ dài gắn liền với thiên hà trong ảnh? Vệt đỏ được tạo ra chủ yếu từ hydro phát sáng đã bị khử một cách có hệ thống khi thiên hà di chuyển qua vùng khí nóng bao quanh trong một cụm thiên hà.
25 Tháng Giêng 2019
Những miệng núi lửa được tạo ra bởi các tác động cổ xưa trên Mặt trăng từ lâu đã trở thành một cảnh tượng quen thuộc. Nhưng chỉ từ những năm 1990, các nhà quan sát mới bắt đầu thường xuyên ghi lại và nghiên cứu các tia sáng quang học trên bề mặt Mặt trăng, có khả năng là các vụ nổ do tác động của các thiên thạch.
23 Tháng Giêng 2019
Quý vị có nhận ra chòm sao trong ảnh? Xuyên qua các cột băng và vượt qua những ngọn núi là Orion (Lạp Hộ hoặc Thợ Săn), một trong những nhóm sao dễ nhận biết nhất trên bầu trời, và là một biểu tượng quen thuộc với nhân loại trong hơn 30,000 năm. Orion hầu như không thay đổi gì trong suốt 50.000 năm qua và sẽ tiếp tục như vậy trong nhiều ngàn năm tới.