IC 4592 – Tinh Vân Phản Xạ Blue Horsehead

05 Tháng Mười Một 20181:30 SA(Xem: 5084)
IC 4592 – Tinh Vân Phản Xạ Blue Horsehead

BlueHorsehead_Cogo_1080
Caption: Image Credit & Copyright: Mario Cogo

 

Bạn có thấy hình phần đầu của một con ngựa không? Những gì ta đang nhìn thấy không phải là tinh vân Horsehead nổi tiếng của chòm Lạp Hộ Orion, mà là một tinh vân mờ nhạt hơn, chỉ có hình dạng quen thuộc với trí tưởng tượng xa hơn. Phần chủ yếu của hình ảnh phức hợp đám mây phân tử được chụp lại trong ảnh là tinh vân phản xạ được đặt tên là IC 4592.  Thật ra, tinh vân phản xạ được tạo thành từ bụi rất mịn và thường xuất hiện dạng tinh vân tối, nhưng có thể trông khá xanh khi phản chiếu ánh sáng của các ngôi sao lân cận. Trong trường hợp IC 4592, đa phần nguồn gốc của ánh sáng phản chiếu là một ngôi sao ở vị trí con mắt của đầu ngựa. Ngôi sao đó là một phần của Nu Scorpii, một trong những hệ sao sáng hơn hướng về chòm sao Bò cạp (Scorpion / Scorpius). Một tinh vân phản xạ thứ hai được gọi là IC 4601, có thể được nhìn thấy ở xung quanh hai ngôi sao ở phần nửa bên phải của ảnh.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
08 Tháng Ba 2019
Những đám mây bụi giữa các ngôi sao và những tinh vân lấp lánh chen chúc nhau trong chòm sao Orion. Một trong những tinh vân sáng nhất, M78, nằm ở trung tâm của quan cảnh rộng lớn đầy màu sắc mà quý vị đang xem, khu vực bao phủ phần phía Bắc thắt lưng Orion. Cách Trái Đất 1500 năm ánh sáng, tinh vân phản chiếu màu xanh rộng khoảng 5 năm ánh sáng. Sắc xanh của nó là do sự ưu tiên của bụi phản xạ ánh sáng trắng xanh từ những ngôi sao trẻ và nóng.
07 Tháng Ba 2019
Bình thường vốn là một tinh vân mờ nhạt và khó bắt được, Tinh vân Con Sứa (Jellyfish Nebula) có thể được nhận ra trong hình ảnh duyên dáng chụp bằng kính thiên văn mà quý vị đang xem. Theo sát bên bởi 2 ngôi sao được nhuộm màu vàng, Mu và Eta Geminorum, nằm ở phía chân của cặp song sinh vũ trụ Gemini (Song Tử), Tinh vân Con Sứa là một vầng sáng hình cung với các xúc tu đung đưa phía bên phải.
04 Tháng Ba 2019
Tại sao những viên đạn khí bắn ra từ Tinh vân Orion? Không ai chắc chắn. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1983, mỗi viên đạn thực sự có kích thước tương đương với Hệ mặt trời và di chuyển với tốc độ khoảng 400 km / giây từ một nguồn trung tâm có tên là IRc2.
01 Tháng Ba 2019
Vẫn đang thong dong lướt trên bầu trời đêm của Trái đất, Comet Iwamoto (C / 2018 Y1) cho góc nhìn thiên văn khá đẹp với các ngôi sao và tinh vân của chòm sao phương bắc Auriga, Charioteer (Chòm Ngự Phu). Được chụp vào ngày 27/02/2019, cái đuôi mờ nhạt của Iwamoto xuất hiện giữa một phức hợp tinh vân phát xạ màu đỏ và cụm sao mở M36 (phía dưới bên phải).
27 Tháng Hai 2019
Liệu từ tính có thể ảnh hưởng đến cách các ngôi sao hình thành? Phân tích gần đây của dữ liệu Chòm Orion từ thiết bị HAWC + trên đài quan sát SOFIA trên không cho thấy, đôi khi câu trả lời là Có. HAWC + có thể đo sự phân cực của ánh sáng hồng ngoại xa, thứ có thể làm sáng tỏ sự liên kết của các hạt bụi bằng từ trường xung quanh mở rộng.
25 Tháng Hai 2019
Như những hạt cát trên bãi biển vũ trụ, các ngôi sao của Thiên hà Triangulum được làm rõ trong hình ảnh từ Máy ảnh Khảo sát Cao cấp của Kính viễn vọng Không gian Hubble (ACS).