NGC 1499: Tinh Vân California

06 Tháng Mười Một 20181:17 SA(Xem: 5655)
NGC 1499: Tinh Vân California
CaliforniaNebula_Falls_960

Caption: Image Credit & Copyright: Bray Falls

 

Trong vũ trụ thậm chí cũng có một California. Trôi dạt trong Cánh tay Orion (Orion Arm) thuộc Dải Ngân Hà Milky Way, đám mây vũ trụ tình cờ nhái lại hình dáng bản đồ bang California ở duyên hải miền tây nước Mỹ. Mặt Trời của chúng ta cũng nằm trong Cánh tay Orion của Dải Ngân Hà, chỉ cách Tinh vân California khoảng 1,500 năm ánh sáng.

 

Có tên gọi khác là NGC 1499, tinh vân phát xạ kinh điển California trải dài khoảng 100 năm ánh sáng. Trong ảnh, phần ánh chói nổi bật nhất của Tinh vân California là ánh sáng đỏ đặc trưng của các nguyên tử hydrogen tái kết hợp với các electron đã bị tước đi từ lâu bởi ánh sáng sao giàu năng lượng. Ngôi sao có khả năng nhất mang lại ánh sáng sao giàu năng lượng làm ion hóa phần lớn chất khí của tinh vân California là Xi Persei, một ngôi sao sáng, nóng, hơi xanh, nằm ngay bên ngoài phía bên phải ảnh.

 

Là mục tiêu thường xuyên của các nhà nhiếp ảnh thiên văn, Tinh vân California có thể quan sát qua một chiếc kính thiên văn trường rộng dưới một bầu trời tối đen, trong hướng chòm sao Anh Tiên (Perseus), cách không xa chòm Thất tinh (Pleiades) bao nhiêu.

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Hai 2019
Thiên hà xoắn ốc tráng lệ NGC 4565 được nhìn ở phía mép trên, từ Trái Đất. Còn được biết đến với cái tên Needle Galaxy (Thiên hà Cây Kim/ Kim Khâu) bởi mặt nhìn nghiêng nhỏ hẹp của nó, NGC 4565 tươi sáng là điểm dừng của rất nhiều ống kính thiên văn ở bầu trời phương bắc, nằm trong chòm sao mờ nhạt nhưng đẹp tinh tế: Coma Berenices (Hậu Phát).
21 Tháng Hai 2019
Nằm giữa quầng thiên thể yên bình đẹp đẽ, vdB 9 màu xanh xinh đẹp là đối tượng thứ 9 trong danh mục tinh vân phản chiếu năm 1966 của Sidney van den Bergh. Nó phân chia trường quan sát trong ảnh thiên văn, có kích thước gấp đôi trăng tròn, với những ngôi sao và đám mây bụi tối tăm che khuất trong chòm sao Cassiopeia phía bắc.
20 Tháng Hai 2019
Eta Carinae có thể sắp sửa nổ tung. Nhưng không ai biết khi nào - có thể là năm sau, cũng có thể là một triệu năm nữa. Khối lượng của Eta Carinae - lớn hơn Mặt trời khoảng 100 lần - khiến nó trở thành một ứng cử viên xuất sắc cho siêu tân tinh toàn diện. Các ghi chép lịch sử cho thấy khoảng 170 năm trước, Eta Carinae đã trải qua một vụ nổ bất thường, khiến nó trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời phía nam.
20 Tháng Hai 2019
Khoảng giữa tháng 02/2019, một số nguồn tin cho biết, những công nghệ như theo dõi dây đeo tay, giám sát video và robot phát hiện ma túy đang được sử dụng thử nghiệm trong nhà tù tại Hồng Kông.
18 Tháng Hai 2019
Quý vị đã bao giờ nhìn thấy một con rồng trên bầu trời? Dù những con rồng bay thực tế không tồn tại, một cực quang hình rồng khổng lồ đã diễn ra trên bầu trời Iceland vào đầu tháng 02/2019. Cực quang được gây ra bởi một lỗ hổng trong quầng sáng của Mặt trời đã đẩy các hạt tích điện vào một cơn gió Mặt trời theo từ trường liên hành tinh thay đổi đến từ quyển của Trái đất.
15 Tháng Hai 2019
Opportunity đã đến Thung lũng Perseverance vào tháng 06/2018. Góc nhìn của nó được xây dựng lại trong một ảnh khảm được chụp bởi Navcam của Mars Explective Rover.