Liệu Phun Chất Hóa Học Lên Bầu Khí Quyển Có Giúp Giảm Biến Đổi Khí Hậu?

28 Tháng Mười Một 20181:41 SA(Xem: 5859)
Liệu Phun Chất Hóa Học Lên Bầu Khí Quyển Có Giúp Giảm Biến Đổi Khí Hậu?
Liệu Phun Chất Hóa Học Lên Bầu Khí Quyển Có Giúp Giảm Biến Đổi Khí Hậu

Khoảng cuối tháng 11/2018, các nhà khoa học đề xuất chống lại biến đổi khí hậu bằng cách phun chất hóa học lên tầng khí quyển của Trái Đất. Nhiều người có thể sẽ nghĩ rằng họ đang "túng quá hóa liều". Kĩ thuật "tiêm aerosol lên tầng khí quyển – stratospheric aerosol injection (SAI)" được kỳ vọng có thể giảm thiểu tốc độ nóng lên toàn cầu xuống một nửa.

 

Nghiên cứu do các nhà khoa học tại hai trường đại học hàng đầu của Mỹ, Harvard và Yale, đề xuất. Họ có một bản nghiên cứu chi tiết, được đăng tải trên Environmental Research Letters. Cụ thể, khi bắn các hạt sol khí – hệ keo của các hạt chất rắn hoặc các giọt chất lỏng, trong không khí hoặc chất khí khác, ví dụ về sol khí tự nhiên có thể tính tới sương mù – lên độ cao 19 km trong bầu khí quyển.

 

Việc đưa sol khí lên không sẽ được thực hiện bằng máy bay, khí cầu hay những khẩu súng bắn vật chất tầm xa. Nghe có vẻ giống như phim viễn tưởng. Ngay cả trong báo cáo, các nhà khoa học cũng khẳn định rằng kĩ thuật SAI hiện mới chỉ là nghiên cứu trên giấy. Tuy nhiên, họ vẫn tự tin rằng chỉ trong vòng 15 năm tiếp theo, họ sẽ phát triển thành công và ứng dụng kĩ thuật lên Trái Đất. Chi phí phóng hệ thống SAI lên không sẽ vào khoảng 3.5 tỷ USD và chi phí vận hành sẽ khoảng 2.25 tỷ USD mỗi năm.

 

Đội ngũ nghiên cứu cũng thừa nhận chưa tính tới toàn bộ những rủi ro SAI có thể mang lại. Rất có thể viện chống biến đổi khí hậu bằng phương pháp hóa học sẽ khiến nền nông nghiệp toàn cầu bị ảnh hưởng, khiến khí hậu trở nên cực đoan hơn và sau cùng, nạn đói sẽ hoành hành.

 

Giáo sư Gergot Wagner từ Đại học Harvard, đồng tác giả nghiên cứu trên phát biểu: “Dựa trên những lợi ích có thể có từ dự án đầy tham vọng, những con số kết quả sẽ tạo ra một ‘nền kinh tế vững mạnh’ có được nhờ ngành kỹ thuật hóa học Mặt Trời – thay đổi khí hậu bằng sự can thiệp của công nghệ cao và chất hóa học. Rất nhiều nước có thể cấp quỹ cho một chương trình tương tự hoạt động, mà những công nghệ cần có cũng không phải quá cao siêu”

 

Dù vậy, kĩ thuật SAI không giải quyết được khí nhà kính đang được thải ra đều đặn cũng như có sẵn trong khí quyển – đó mới là yếu tố chính khiến khí hậu Trái Đất thay đổi. Và bản báo cáo khoa học dù chi tiết về nhiều mặt, nhưng cũng không thuyết phục được toàn bộ mọi người.

 

Philippe Thalmann, một chuyên gia ngành kinh tế liên quan tới biến đổi khí hậu từ Viện kĩ nghệ Liên bang École Polytechnique Fédérale de Lausanne, nói rằng hệ thống sẽ rất đắt đỏ và càng về lâu dài, rủi ro sẽ càng cao.

 

Trong khi đó, David Archer từ khoa khoa học địa vật lý thuộc Đại học Chicago lo lắng rằng: "”ấn đề lớn nhất của thay đổi khí hậu bằng công nghệ: nó chỉ là một tấm băng gạc tạm thời tạm che đi một vấn đề nhiều khả năng sẽ tồn tại mãi mãi”.

 

Giáo sư Archer nhận định: “Nếu thế hệ tương lai không tìm cách giải quyết vấn đề khí hậu, tất cả sẽ hứng chịu thảm họa diễn ra cùng một lúc trên quy mô toàn cầu”

50Vote
40Vote
30Vote
20Vote
10Vote
00
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
22 Tháng Ba 2019
Bất kể thời tiết giá lạnh ra sao, một cơ hội để nhìn ngắm những ánh sáng lung linh trời bắc bao phủ lên trên bề mặt đóng băng của Hồ Superior trên bờ biển phía tây của Keweenaw Peninusla là phần thưởng của đêm tối.
21 Tháng Ba 2019
Đuôi sao và bình minh trong bức tranh toàn cảnh đêm được chụp lại vào ngày 19/03/2019. Khung cảnh nhìn về phía chân trời phía đông từ La Nava de Santiago, Tây Ban Nha. Để tạo ra nó, một loạt các khung hình kỹ thuật số liên tục được ghi lại trong khoảng 2 giờ và kết hợp để theo dõi chuyển động đồng tâm của các ngôi sao qua bầu trời đêm.
18 Tháng Ba 2019
Điều gì đang diễn ra ở trung tâm của thiên hà xoắn ốc M106? Thiên hà M106 xuất hiện vô cùng ấn tượng với một đĩa xoắn ốc chứa đầy những ngôi sao màu xanh cùng mây khí, và phần gần trung tâm với những dải bụi mảnh màu đỏ hòa quyện vào nhau. Lõi của M106 bức xạ mạnh trong vùng sóng radio và tia X, cho thấy hai luồng vật chất phun theo hai hướng ngược nhau, dọc theo trục lớn của thiên hà. M106 là một trong những thiên hà tiêu biểu theo kiểu Seyfert với phần trung tâm có độ sáng lớn bất thường.
15 Tháng Ba 2019
Thiên hà xoắn ốc to lớn, xinh đẹp, M101 là một trong những mục cuối cùng trong danh mục nổi tiếng của Charles Messier, nhưng chắc chắn không phải là cái kém nhất. Trải rộng khoảng 170.000 năm ánh sáng, thiên hà M101 rất lớn, gần gấp đôi kích thước của Dải Ngân Hà Milky Way. M101 cũng là một trong những tinh vân xoắn ốc nguyên bản được quan sát bởi kính viễn vọng lớn thế kỷ 19 của Lord Rosse, Leviathan of Parsontown.
12 Tháng Ba 2019
Làm thế nào Mặt trăng có thể mọc xuyên qua một ngọn núi? Thật ra là không thể - thứ được chụp ở đây là Mặt trăng mọc qua bóng của một ngọn núi lửa lớn. Núi lửa là Mauna Kea, Hawai'i, Hoa Kỳ, một địa điểm thường xuyên chụp ảnh ngoạn mục vì đây là một trong những địa điểm quan sát hàng đầu trên Trái đất. Mặt trời ở hướng ngược lại, phía sau camera.
11 Tháng Ba 2019
Có phải các thiên hà là những viên nam châm khổng lồ? Đúng, nhưng từ trường trong các thiên hà thường yếu hơn nhiều so với trên bề mặt Trái đất, cũng như phức tạp hơn và khó đo đạc hơn.