2015 – Năm Bùng Nổ Của Phần Mềm Mã Nguồn Mở

28 Tháng Mười Hai 20157:00 CH(Xem: 5505)
2015 – Năm Bùng Nổ Của Phần Mềm Mã Nguồn Mở
blank
Phần mềm mã nguồn mở (Open Source Sofware) không còn là khái niệm mới mẻ, nó đã có từ những năm 1980, khi Richard Stallman nói về việc cung cấp phần mềm miễn phí, sau đó khi Linus Torvalds bắt đầu làm ra hệ điều hành Linux thì khái niệm này gần như bùng nổ.

Năm 2015 chứng kiến rõ hơn về cách các công ty đang mở mã nguồn của mình. Từ Apple, Microsoft cho đến Facebook, Google đều mở mã nguồn của những ứng dụng quan trọng, hứa hẹn có thể thay đổi cách mọi người làm việc với máy tính cũng như xây dựng phần mềm.

Apple đã mở mã nguồn của Swift 2, ngôn ngữ lập trình đang được dùng để tạo ra các ứng dụng cho iOS và một số ứng dụng OS X. Công ty mong muốn Swift không chỉ được dùng để viết ứng dụng cho hệ sinh thái Apple mà còn cho cả những nền tảng khác, chẳng hạn như bộ phiên dịch Swift cho Linux cũng đã được tung ra. Ngoài ra, Apple cũng khuyến khích lập trình viên trên toàn thế giới đóng góp công sức vào để hoàn thiện Swift 2 và những thành phần có liên quan.

Microsoft đã mở mã nguồn của một số thành phần quan trọng thuộc bộ khung .NET framework, vốn là nền tảng của rất nhiều phần mềm Windows mà người dùng đang sử dụng. Trong nhiều năm, .NET chỉ dành cho Windows nhưng hiện đã được mở rộng để có thể sử dụng cho cả OS X lẫn Linux. Nói cách khác, những ứng dụng  được viết dựa trên .NET sẽ không chỉ chạy được trên Windows mà cả những nền tảng đối thủ. Bằng cách này, Microsoft có thể kêu gọi lập trình viên đến với .NET bằng cách giúp họ viết ứng dụng một lần duy nhất và có thể chạy được ở nhiều nền tảng khác nhau.

Google cũng mở nền tảng trí tuệ nhân tạo TensorFlow – nền tảng sử dụng kỹ thuật “machine learning” để học hỏi, nhận biết hình ảnh, giọng nói và các dấu vết dữ liệu. Hiện TensorFlow đang được sử dụng cho chức năng điều khiển giọng nói trong các ứng dụng Google, tìm hình ảnh trong Photos, và cả chức năng trả lời tự động Smart Reply của ứng dụng email Inbox. Trước đó, Google từng thiết lập DistBelief, một hệ thống machine learning thế hệ đầu tiên. Tuy nhiên, DistBelief phụ thuộc quá nhiều vào hạ tầng kỹ thuật của Google, lại khá nặng nề và khó mở rộng. Còn TensorFlow không còn bị ràng buộc về mặt hạ tầng, và có khả năng chạy trên hầu hết mọi thứ, từ các ứng dụng smartphone cho đến phần mềm trên server siêu mạnh.


Intel đã mở mã nguồn của phần mềm ACAT, giúp nhà khoa học Stephen Hawking có thể nói được. Công ty hy vọng là các lập trình viên khác trên thế giới sẽ ứng dụng mã nguồn hệ thống này để giúp nhiều người khuyết tật hơn. ACAT (Assistive Context-Aware Toolkit) là hệ thống có thể giúp người khuyết tật giao tiếp với máy tính với rất ít cử động, trong trường hợp ông Hawking là giúp chuyển các cử chỉ mặt thành văn bản, sau đó phát thành tiếng nói.

Facebook cũng không chịu thua kém khi mở React Native, công cụ dùng để viết ứng dụng cho Android và iOS bằng JavaScript, nhưng có hiệu năng tương đương như các ứng dụng native. Instagram, Facebook cũng đang được viết một phần bằng React Native. Có rất nhiều ứng dụng nhỏ khác của công ty cũng sử dụng công cụ này. Sự hấp dẫn của việc viết ứng dụng duy nhất 1 lần nhưng chạy được 2 nền tảng chính là yếu tố chính giúp React Native ngày càng phổ biến hơn trong giới lập trình web và lập trình di động. Facebook cũng ra mắt thêm bộ khung mở giúp lập trình viên biết được hiệu năng của thiết bị mà họ đang viết ứng dụng.

Elon Musk, CEO Tesla và nhiều ý tưởng táo bạo khác, cũng đã công bố OpenAI trong năm 2015. Đây là dự án phi lợi nhuận trị giá 1 tỷ USD với mục tiêu tạo ra một bộ khung trí tuệ nhân tạo tương tự như cách mà Google đang làm. Toàn bộ nghiên cứu và thuật toán của OpenAI sẽ được mở cho mọi người sử dụng, đóng góp và hoàn thiện nó dần dần. Với sự kết hợp của toàn thế giới và sự giám sát của mọi người một cách công khai, OpenAI có thể đảm bảo rằng không một hoạt động trí tuệ nhân tạo nào trở nên quá mạnh mẽ và có thể gây nguy hiểm cho nhân loại.
54Vote
40Vote
30Vote
20Vote
12Vote
3.76
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
24 Tháng Mười 2018
Khoảng cuối tháng 10/2018, Facebook làm mới lại ứng dụng Messenger, và hứa hẹn nó sẽ đơn giản hơn nhiều. Trong Messenger 4, người dùng sẽ chỉ có 3 tab thay vì 9 như trước. Đó là tab Chat nơi chứa các đoạn hội thoại, tab People nơi có thể thấy ai đang online, và tab Discover để tập trung vào kết nối với doanh nghiệp. Ngoài ra, phiên bản mới cũng cho phép người dùng truy cập vào tính năng Instant Games của nền tảng.
18 Tháng Mười 2018
Khoảng giữa tháng 10/2018, Google đã lặng lẽ ra mắt chương trình beta cho YouTube. Những người dùng tham gia chương trình sẽ có cơ hội được thử nghiệm các tính năng mới của YouTube. Và nếu quá trình thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, tính năng đó sẽ được phát hành cho mọi người.
16 Tháng Mười 2018
Khoảng giữa tháng 10/2018, Adobe đã giới thiệu ứng dụng biên tập video trực tiếp có tên là Premiere Rush CC, phiên bản rút gọn của phần mềm Premiere Pro hướng đến người dùng dựng phim cơ bản, hỗ trợ ứng dụng di động trước mắt trên nền tảng iOS cho iPhone và iPad, bên cạnh ứng dụng cho PC và macOS. Ứng dụng cho nền tảng Android sẽ được phát hành trong năm 2019.
05 Tháng Mười 2018
Trong sự kiện dành cho nhà phát triển của Apple – WWDC 2018, diễn ra hồi tháng 06/2018, công ty đã giới thiệu rất nhiều tính năng mới liên quan đến ứng dụng Wallet và hứa hẹn sẽ ra mắt chúng vào mùa thu 2018.
03 Tháng Mười 2018
Khoảng đầu tháng 10/2018, Microsoft ra mắt một loạt thiết bị phần cứng mới bao gồm Surface Pro 6, Surface Laptop 2 và Surface Studio 2. Cùng với đó, công ty cũng ra mắt một dịch vụ hoàn toàn mới có tên Surface All Access.
03 Tháng Mười 2018
Khoảng đầu tháng 10/2018, Opera Touch đã chính thức được phát hành cho người dùng iOS. Tính năng nổi bật nhất của nó là cung cấp cho người dùng trải nghiệm lướt web thoải mái trên các mẫu iPhone màn hình lớn, đặc biệt là iPhone XS Max.