Sử Dụng Tính Năng Âm Thanh Vòm 3D Có Sẵn Trong Windows 10

14 Tháng Mười Một 201812:28 SA(Xem: 28588)
Sử Dụng Tính Năng Âm Thanh Vòm 3D Có Sẵn Trong Windows 10
Sử Dụng Tính Năng Âm Thanh Vòm 3D Có Sẵn Trong Windows 10

Âm thanh là một phạm trù rất rộng lớn, từ các tiêu chuẩn âm thanh cho đến chất lượng các thiết bị âm thanh đều là những kiến thức chuyên sâu cần có thời gian nghiên cứu cẩn thận. Tuy nhiên, đối với những người không quá am hiểu về âm thanh, phân biệt hai dạng âm thanh stereo và surround cũng là một điều phức tạp và thú vị.

 

Âm thanh vòm (Surround Sound) là âm thanh 3D, hay còn được gọi với cái tên spatial (không gian).  Âm thanh vòm giúp mô phỏng lại âm thanh với nguồn phát ra từ mọi hướng xung quanh, giúp việc cảm nhận âm thanh chân thực hơn so với âm thanh stereo chỉ có hai kênh trái phải. Điều đó thực sự hữu ích khi chơi game, vì người dùng có thể phát hiện tiếng súng của địch phát ra chính xác ở hướng nào.

 

Có rất nhiều sản phẩm tai nghe hiện nay hỗ trợ mô phỏng âm thanh vòm, không cần tới các thiết bị quá đắt tiền. Và ngay cả trong Windows 10, cũng có một tính năng giúp mô phỏng âm thành vòm 3D người dùng có thể sử dụng.

 

Hồi đầu năm 2017, Microsoft đã hào phóng khi xây dựng trải nghiệm âm thanh vòm ngay trong Windows 10. Có thể sử dụng cùng với bất kỳ chiếc tai nghe nào, kể cả các dòng tai nghe giá rẻ. Đó là nhờ tính năng xử lý âm thanh thông minh qua Windows Sonic và Dolby Atmos.

 

Hiện có hai hệ thống âm thanh 3D được tích hợp trong Windows 10, là Sonic và Dolby Atmos. Windows Sonic là giải pháp được cung cấp miễn phí của Microsoft, mặc địch có sẵn trong Windows 10. Người dùng có thể tái tạo âm thanh vòm 5.1 hoặc 7.1, với bất kỳ cặp tai nghe stereo nào. Còn Dolby Atmos là một thương hiệu cao cấp hơn, mặc định không có sẵn nhưng người dùng có thể tải về từ kho ứng dụng Microsoft Store của Windows 10. Giống như Windows Sonic, hệ thống âm thanh mô phỏng âm thanh vòm với mọi tai nghe. Nhưng Atmos tích hợp thêm một tính năng được gọi là mô phỏng âm thanh dựa trên đối tượng.

 

Thay vì mô phỏng âm thanh của 5 hoặc 7 loa vệ tinh xung quanh, mục đích là tạo ra nguồn âm thanh có thể cảm nhận trong không gian 3D, bao gồm cả phía trên, dưới và khoảng cách gần xa. Một số tựa game thực sự kết hợp với Dolby Atmos, bao gồm cả Overwatch, Battlefield 1 để tạo âm thanh vòm. Vì vậy, Dolby Atmos sẽ thích hợp hơn khi chơi game. Và người dùng sẽ phải trả phí khoảng 14.99 USD để sử dụng sau 30 ngày thử nghiệm miễn phí.

 

Thông thường, chỉ những chiếc tai nghe và loa ngoài có hỗ trợ mô phỏng âm thanh vòm mới có thể tái tạo lại dạng âm thanh này. Nhưng với Atmos và Sonic, bất kỳ chiếc tai nghe stereo nào cũng có thể làm điều đó. Hiển nhiên sự khác biệt về chất lượng là điều rõ ràng.

 

Công nghệ thực sự đằng sau không được tiết lộ, nhưng nó liên quan đến một thứ gọi là HRTF (head-related transfer function) để bắt chước cảm giác thực tế về không gian. HRTF về cơ bản là một thuật toán làm thay đổi tần số âm thanh, giả lập các nguồn phát từ các hướng khác nhau và khoảng cách khác nhau.

 

Sau khi đã kích hoạt, người dùng sẽ không cảm thấy khác biệt khi nghe các bản nhạc stereo thông thường . Nhưng khi các âm thanh vòm 5.1 hoặc 7.1, cũng như khi xem các bộ phim mới ra mắt trong vòng 1 thập kỷ trở lại, người dùng sẽ dễ dàng nhận thấy sự khác biệt.

 

Chất lượng giữa hai hệ thống mô phỏng âm thanh vòm Windows Sonic và Dolby Atmos là khá khó để đánh giá. Một số ý kiến cho rằng Windows Sonic chất lượng tốt hơn và một số lại chấm điểm Dolby Atmos cao hơn.

 

Tuy nhiên, Windows Sonic là hoàn toàn miễn phí và mặc định có sẵn trong Windows 10. Vì vậy không có lý do gì mà ta không thử trải nghiệm âm thanh vòm trên chiếc tai nghe của mình với Windows Sonic. Để bật tính năng âm thanh vòm:

  • Nhấp chuột phải vào nút Speakers trong khay hệ thống của bạn.
  • Nhấp vào Spatial sound.
  • Nhấp vào mũi tên thả xuống bên dưới, chọn định dạng Spatial sound.
  • Nhấp vào Windows Sonic for Headphones.
  • Nhấp vào Apply.
  • Nhấp vào OK.
51Vote
41Vote
31Vote
20Vote
10Vote
43
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Tạo bài viết
01 Tháng Mười 2018
Khoảng cuối tháng 09/2018, một lỗ hổng qua mã khóa trên iOS 12 đã được phát hiện, có thể cho phép kẻ tấn công truy cập vào hình ảnh và danh bạ liên lạc trong một chiếc iPhone đã bị khóa.
28 Tháng Chín 2018
Khoảng cuối tháng 09/2018, một số nguồn tin cho biết, có vẻ như Google đang tiến hành thử nghiệm một công cụ cho phép thêm bokeh vào ảnh. Hiệu ứng xóa phông đã xuất hiện khá lâu, nhưng trong 3 năm trở lại, nó trở nên phổ biến hơn cả nhờ tính năng chụp ảnh chân dung Portrait Mode lần đầu xuất hiện trên chiếc iPhone 7 Plus hồi năm 2016.
25 Tháng Chín 2018
Nhiều người dùng Galaxy Note9 đều biết đến tình trạng oái oăm khiến người dùng hay vô tình bấm nhầm nút trợ lý ảo Bixby chuyên dụng ở cạnh máy, phía dưới nút âm lượng.
24 Tháng Chín 2018
Đôi khi người dùng có thể biết rõ ràng các ứng dụng nào đang hút cạn viên pin laptop của mình, nhưng trong phần lớn thời gian, thật khó mà biết chính xác liệu việc Windows đang chạy ngầm khi lập chỉ mục các file hay những chương trình chống virus mới chính là thủ phạm giảm thời lượng pin laptop.
21 Tháng Chín 2018
Khoảng giữa tháng 09/2018, sau khi bị loại khỏi phiên bản thử nghiệm thứ 7 của iOS 12 do gặp phải một số lỗi kỹ thuật, tính năng cuộc gọi nhóm trong ứng dụng FaceTime đã xuất hiện trở lại trên phiên bản iOS 12.1 beta 1 được phát hành vào rạng sáng ngày 20/09/2018.
12 Tháng Chín 2018
Khoảng đầu tháng 09/2018, một số ứng dụng từ công ty an ninh mạng Trend Micro đã bị gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng cho Mac sau khi bị phát hiện thu thập dữ liệu lịch sử trình duyệt.